Nguyên đại úy CSGT bắn chết cấp trên lãnh 9 năm tù

Chiều 22.6, phiên tòa xét xử vụ CSGT bắn cấp trên đã kết thúc, viên đại úy gây ra cái chết cho thiếu tá trạm phó đã bị tuyên phạt 9 năm tù giam.

Chiều 22.6, HĐXX tập trung cho luật sư bên bị hại tranh cãi với quan điểm đã cùng bị cáo đưa ra vào sáng cùng ngày.

Theo đó, luật sư của bị hại cho rằng, hành vi của Trương Thành Chí (người được cho là nguyên nhân gây ra vụ án) cấu thành một tội danh hoàn toàn riêng biệt, không liên quan đến hành vi của bị cáo nên tách ra vụ án riêng vẫn không làm thay đổi bản chất vụ án. Còn đối với lời khai của bị cáo Vinh cho rằng các bị cáo khai không đúng sự thật là không có cơ sở... Luật sư dẫn chứng các nhân chứng, trong đó có đồng nghiệp với bị cáo và cũng là người thân, quen với cả bị cáo và bị hại thì không lý do gì họ khai không trung thực… Đồng thời, luật sư cũng cho rằng hành vi của Vinh đã phạm vào điểm n, khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự (giết người mang tính chất côn đồ) chứ không phải chỉ phạm vào khoản 2 Điều 93 Bộ như cáo trạng của VKS…

Nguyên đại úy CSGT bắn chết cấp trên lãnh 9 năm tù - 1

Bà Vân vợ thiếu tá Sơn trạm phó CSGT Dầu Giây đến dự tòa 

Sau khi kết thúc phần tranh luận, VKS bảo lưu quan điểm, khẳng định việc truy tố và xét xử bị cáo Vinh về hành vi "giết người" là đung pháp luật. VKS cũng cho rằng theo luật sư của bị cáo, tỷ lệ thương tích do bị hại Sơn gây ra bằng cách cấn trừ tỷ lệ thương tích nhân chứng Chí gây ra cho Vinh là không có cơ sở pháp lý.

VKS cũng cho rằng, nạn nhân có hành vi trái pháp luật khi đánh bị cáo Vinh nhưng hành vi này của bị hại cũng chỉ bị xem xét theo khoản 2 Điều 93 BLHS. Ngoài ra, VKS cũng không đồng ý đề nghị do luật sư của bị cáo là không tách vụ Trương Thành Chí cố ý gây thương tích ra thành vụ án riêng… Còn về đề nghị sử dụng hình ảnh của camera có tại trạm CSGT Dầu Giây để phục vụ công tác điều tra vụ án, VKS cho biết cơ quan tố tụng cũng đã xem xét, nhưng camera chỉ lắp đặt ngoài cổng trạm, cán bộ chiến sĩ, nhân viên làm việc tại trạm đều đi làm về thường đi từ phía căn-tin lên chứ không đi phía cổng có camera. Do đó, kiến nghị của bị cáo và luật sư là không cần thiết.

Nguyên đại úy CSGT bắn chết cấp trên lãnh 9 năm tù - 2

Hai nhân chứng trả lời trước tòa

VKS cũng bác quan điểm luật sư của bị hại cho rằng bị cáo phạm tội mang tính côn đồ. Trong vụ án nguyên nhân xảy ra vụ án có một phần lỗi từ phía nạn nhân. Anh Sơn đã tấn công bị cáo Vinh. Hành vi của bị hại là trái pháp luật nên cáo trạng truy tố bị cáo theo khoản 2 Điều 93 BLHS là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đến cuối buổi chiều, sau khi các bên tranh luận và phát biểu quan điểm của VKS, HĐXX đã vào nghị án, tuyên phạt bị cáo Ngô Văn Vinh 9 năm tù giam về tội "giết người". Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên buộc bị cáo Vinh bồi thường 170 triệu đồng cho gia đình người bị hại và có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi hai con của ông Sơn cho đến 18 tuổi.

Theo bản án đã tuyên, bị cáo Vinh thừa nhận có nổ hai phát súng nhưng không thừa nhận bắn chết nguyên Thiếu tá Trần Ngọc Sơn. Tuy nhiên, qua lời khai của nhân chứng đã đủ cơ sở để kết luận, Vinh phạm tội "giết người". Sau khi mâu thuẫn với Trương Thành Chí tại quán karaoke, Vinh đã về trạm chuẩn bị súng, lên đạn, mở khóa rồi đến phòng của Sơn chĩa súng vào anh Trương Học Lâm (lái xe cho ông Sơn) yêu cầu gọi ông Sơn về.

Khi ông Sơn về trạm, lên phòng tiếp tục thách thức, đánh Vinh khiến Vinh lấy khẩu súng đã lên đạn để dưới gối, bóp cò làm trúng đạn vào người của anh Đoàn Thanh Phú (một chiến sĩ tại trạm CSGT Suối Tre). Sau đó, Vinh nổ súng tiếp làm trúng đạn vào hông và lưng của ông Sơn khiến ông tử vong. Khi được can ra, Vinh nổ thêm 2 phát súng nữa nhưng không trúng vào ai.

HĐXX nhận định, Vinh đã dùng súng để trả thù cá nhân, gây ra hậu quả nghiêm trọng làm một người chết và một người bị thương. Hành động trên của Vinh đã làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, ngành công an. Tuy nhiên, HĐXX có xem xét đến việc Vinh bị ông Sơn đánh khi gặp Vinh tại phòng nghỉ…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Thuyên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN