Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Hoover lập ra một mạng lưới tình báo lớn chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ điều hành FBI.

Sáng thứ 3, James Crawford, một nhân viên cảnh sát New York rời khỏi nhà sớm hơn mọi ngày. Sếp của James Crawford mới mua một số khóm hoa hồng và muốn James Crawford tới nhà mình trước 8h30 để giúp mình trồng chúng.

James Crawford lái xe vòng qua hai ngôi nhà, dừng lại ở địa chỉ 4963 Thirtieth Place, New York , dừng sau chiếc xe Cadillac màu đen chống đạn sáng bóng.

Sếp của James chưa ngủ dậy. James bắt đầu trồng những khóm hoa hồng đã được chuyển đến trước đó theo hướng dẫn của người quản gia, Annie.

Đã khá lâu, những không thấy sếp của mình xuất hiện. James hỏi Annie, và được cho phép lên trên lầu đánh thức sếp.

James gõ cửa những không thấy câu trả lời. Cánh cửa phòng không khóa, James giật mình khi thấy sếp nằm gục trên tấm thảm gần giường. James lao đến ôm lấy sếp. Annie vội vàng gọi cấp cứu và sau đó gọi cho Clyde Tolson, người bạn thân nhất của ông chủ.

Một trong những người đàn ông quyền lực nhất thế giới đã qua đời ở tuổi 77, nguyên nhân cái chết là do bệnh tim tái phát. Người đàn ông đó chính là John Edgar Hoover, giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI). 

Trong gần nửa thế kỷ, từ năm 1924 đến năm 1972, John Edgar Hoover giữ chức giám đốc Cục điều tra Liên bang Mỹ.

Cuộc đời và sự nghiệp của người đàn ông này có quá nhiều những bí ấn chưa được giải đáp. Qua bộ phim cùng tên "J. Edgar", đạo diễn nổi tiếng Clint Eastwood đẫ cố gắng đưa hình ảnh John Edgar Hoover đến gần với công chúng hơn. Tuy nhiên, hơn ai hết đạo diễn này hiểu được rằng có một sự khác biệt lớn giữa đời tư thật và hình ảnh của một nhân vật công chúng được thể hiện qua bộ phim của mình. 

Bộ phim J. Edgar bắt đầu với màn quay toàn cảnh của tòa trụ sở FBI tại thủ đô Washington DC. Nhân vật Hoover do Leonardo DiCaprio thủ vai đang đọc một bài diễn văn với giọng điệu lạnh lùng để giải thích vì sao tổ chức SCLC  đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia.

Trong thực tế, tổ chức này do mục sư Tin lành Martin Luther King lãnh đạo, nhưng để triệt hạ cánh chim đầu đàn của phong trào đòi quyền công dân cho người Mỹ da đen, giám đốc FBI không ngần ngại liệt tổ chức này vào thành phần cực tả và quy chụp các tội như quấy rối trật tự công cộng, phá hoại an ninh quốc gia.

Sinh ra và lớn lên tại Washington DC, John Edgar Hoover (1895-1972) xuất thân từ một gia đình sùng đạo. Ông tốt nghiệp khoa luật trường Đại học George Washington, thi đỗ bằng thạc sĩ trước khi vào làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ.

Trong thời gian đầu, ông làm trợ lý cho Bộ trưởng Tư Pháp Thomas W. Gregory. Nhiệm vụ đầu tiên mà Hoover được giao phó là điều hành cơ quan BOI, chuyên trách việc đăng ký toàn bộ các di dân đến từ các quốc gia bị chính quyền Washington xếp vào hàng thù nghịch với nước Mỹ. Cơ quan này sau đó được ông Hoover chấn chỉnh lại và đổi tên thành Cục điều tra liên bang Mỹ FBI.

Sự nghiệp của Hoover thăng tiến rất nhanh, một mặt nhờ vào cái tài điều hành, mặt khác nhờ vào bối cảnh chính trị bất ổn của nước Mỹ vào giữa thập niên 1920. Nhiều vụ tấn công nhắm vào các quan chức cao cấp, từ bộ trưởng đến thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ.

Khai thác tâm lý hoảng sợ bất an, khi lên làm giám đốc FBI vào năm 29 tuổi, John Edgar Hoover muốn lập ra bộ phận lưu giữ dấu vân tay cũng như bảng số xe hơi mở rộng trên toàn quốc; thành lập một phòng xét nghiệm pháp y với những phương pháp khoa học tối tân hiện đại nhất thời bấy giờ; đào tạo một hàng ngũ nhân viên điều tra chuyên nghiệp. Mục tiêu là để truy tìm tội phạm một cách nhanh chóng nhất. Về điểm này, có thể nói là ông Hoover có một tầm nhìn xa khác thường, một bộ óc xuất chúng.

Hoover lập ra một mạng lưới tình báo lớn chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ điều hành. Các nhân viên FBI có thể nghe lén điện thoại, âm mưu phá hoại các tổ chức dân sự, chống phong trào đòi quyền công dân của người da đen. Những hồ sơ mật mà ông lập ra không chỉ nhắm vào các phần tử "nguy hiểm" mà còn liên quan đến đời tư của các gương mặt nổi tiếng hay nhân vật có quyền hành. Điều đó đủ để làm cho 8 vị tổng thống từ Coolidge, Roosevelt đến Kennedy rồi Nixon nể sợ Hoover nhiều hơn là thán phục.

Con đường đến với quyền lực của John Edgar Hoover như thế nào? Mời độc giả đón đọc Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 13/11/2014. 

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thúy Trần ([Tên nguồn])
Người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN