Lâm tặc lũ lượt đưa tiền rồi chở gỗ qua trạm bảo vệ rừng

Sự kiện: Tin pháp luật Gia Lai

Chỉ cần đưa tiền cho cán bộ bảo vệ rừng, lâm tặc được thoải mái chở gỗ qua trạm.

Mỗi tuần kiểm tra 2 lần, vẫn không biết rừng bị phá?

Những ngày cuối tháng 8, trong vai người đi lấy lan, chúng tôi có mặt tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, Gia Lai do Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba quản lý.

Đoàn xe chở gỗ lậu chuẩn bị ra khỏi rừng.

Đoàn xe chở gỗ lậu chuẩn bị ra khỏi rừng.

Ngay sau khi tiếp cận vùng rừng này, chúng tôi phát hiện hàng chục cây gỗ có đường kính từ 40 - 60cm đã bị cưa hạ nằm ngổn ngang, bìa gỗ và mùn cưa vương vãi khắp nơi. Hàng chục khối gỗ xẻ hộp vuông vắn đã được đặt sẵn trên những chiếc xe máy độ chế. Số khác nằm rải rác dọc đường ra khỏi rừng.

Tiếp cận nhóm lâm tặc, PV biết được trong số 11 người, có 4 người hạ cây, 2 người xẻ thành những hộp gỗ, 5 người còn lại dùng xe máy độ chế thay nhau vận chuyển từ dưới suối ra bìa rừng để tập kết. Khó có thể tin được một “công trường” khai thác gỗ trái phép như vậy, mà lực lượng chức năng không hề hay biết.  

Ngay cả những cây được gắn biển bảo vệ rừng cũng bị đốn hạ.

Ngay cả những cây được gắn biển bảo vệ rừng cũng bị đốn hạ.

Theo ông Ksor Run - Chủ tịch UBND xã Ia Rmok, mỗi năm, xã được giao hơn 300 triệu đồng từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Cứ 2 lần/tuần, các nhóm hộ được giao phối hợp với chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn đi vào khu vực này để kiểm tra, nhưng đều không phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép như PV đã phản ánh…

Khu rừng tan hoang bởi những chiếc máy cưa.

Khu rừng tan hoang bởi những chiếc máy cưa.

Trong khi đó, khu vực rừng giao khoán thuộc buôn Hnga và buôn Kniê (xã Ia Rmok) có rất nhiều vết chặt mới, cũ, nhưng đều không có dấu hiệu kiểm tra của lực lượng bảo vệ rừng (không đánh dấu kiểm tra). Ngay cả những cây được gắn bảng cấm chặt hạ cũng bị đốn hạ. 

"Công trường" khai thác gỗ của nhóm "lâm tặc".

"Công trường" khai thác gỗ của nhóm "lâm tặc".

Liệu có sự tiếp tay của lực lượng chức năng cho nhóm lâm tặc hay không? PV đã mật phục nhiều ngày trước Trạm Quản lý bảo vệ rừng Ia Dreh thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba để tìm câu trả lời.

Chỉ cần đưa tiền là vô tư qua trạm 

Khoảng 15h chiều, nhóm lâm tặc này bắt đầu ngừng khai thác, chất gỗ lên xe độ chế rồi vận chuyển ra gần Trạm quản lý, bảo vệ rừng Ia Dreh. Mỗi xe thường chở từ 2 - 3 hộp gỗ có chiều dài dưới 3m và đường kính 30cm.

Sau khi nối đuôi nhau băng qua những đoạn đường rừng hiểm trở, đoàn xe tập trung tại đập thủy lợi Ia Dreh (cách trạm Quản lý bảo vệ rừng Ia Dreh khoảng 300m). Lúc này, một thanh niên đi bộ vào trạm để “nói chuyện” với các cán bộ trực tại trạm này. 10 phút sau, thanh niên này đi ra khỏi trạm và ra hiệu cho đoàn xe chở gỗ chạy qua trạm một cách ngang nhiên như chốn không người.

Đoàn xe chờ "nói chuyện" để được qua trạm.

Đoàn xe chờ "nói chuyện" để được qua trạm.

Theo quan sát của PV, với hình thức trên, cứ khoảng 16h30 - 18h hàng ngày, các đoàn xe chở gỗ lậu lại nối đuôi nhau qua trạm, không có trường hợp nào bị kiểm tra.

Gỗ xẻ hộp nằm ngổn ngang trong rừng.

Gỗ xẻ hộp nằm ngổn ngang trong rừng.

Để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Dương - Phó trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba.

Ông Dương cho hay: “Trạm này có 3 cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao gồm: Nay Rên, Nay Hương và Rô Thức. Sau khi phóng viên cung cấp tư liệu, chúng tôi đã gọi các cán bộ tại trạm lên để hỏi thông tin trên. Qua đó, các cán bộ cũng nhận lỗi đúng như thông tin phóng viên cung cấp. Khi cho xe đi qua, có người thì cho đồ ăn, người thì cho 50.000 - 100.000 đồng…".

Cũng theo ông Dương, những cán bộ này là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng làm như vậy là đi ngược lại với nhiệm vụ Nhà nước giao. 

Hình ảnh rừng bị phá tan hoang, nhưng xã lại không hay biết dù vẫn đi tuần tra 2 lần/tuần.

Hình ảnh rừng bị phá tan hoang, nhưng xã lại không hay biết dù vẫn đi tuần tra 2 lần/tuần.

Ông Tạ Chí Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: “Các cán bộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba đều thuộc quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng huyện có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn và các vấn đề liên quan. Dựa vào những thông tin báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, đồng thời xử lý theo quy định”.

Đặc nhiệm luồn rừng nổ súng bắt lâm tặc

Ròng rã nhiều ngày, các trinh sát gặm bánh mì nắm quy luật hoạt động và rạng sáng bất ngờ nổ súng quy phục lâm tặc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Hiền ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN