Giữ được 550 triệu nhờ biển "cảnh báo" đặt tại ngân hàng

Trong lúc ở nhà, bà V.T.K nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ thông báo, có liên quan đến một vụ án “Mua bán ma túy” mà cơ quan Công an đang tiến hành điều tra... Do quá lo sợ, bà K đã ra chi nhánh ngân hàng BIDV, địa chỉ 128 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê (Tây Hồ) để thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng.

Theo Công an quận Tây Hồ, Hà Nội, khoảng 12h45’ ngày 4/4, bà V.T.K (SN 1962), hiện đang sinh sống tại quận Tây Hồ, trong lúc ở nhà thì nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ thông báo bà K có liên quan đến một vụ án “Mua bán ma túy” mà cơ quan Công an đang tiến hành điều tra; đồng thời đối tượng yêu cầu bà giữ bí mật không cho người nhà hoặc ai biết với lý do để đảm bảo bí mật trong quá trình điều tra vụ án.

Sau đó, đối tượng này tiếp tục chuyển máy cho bà K gặp các đối tượng khác xưng là người của Viện kiểm sát, toà án; chúng đề nghị bà K phải hợp tác với cơ quan pháp luật. Để phục vụ công tác điều tra thì bà K phải mở ngay một tài khoản ngân hàng mới, cung cấp mã OTP tài khoản cho chúng, sau đó phải rút toàn bộ số tiền của bà K trong sổ tiết kiệm để chuyển vào số tài khoản vừa mở. 

Cơ quan Công an liên tục đưa ra nhiều cảnh báo phương thức thủ đoạn của các đối tượng giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cơ quan Công an liên tục đưa ra nhiều cảnh báo phương thức thủ đoạn của các đối tượng giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Do quá lo sợ việc mình liên quan tới pháp luật, bà K đã ra chi nhánh ngân hàng BIDV, địa chỉ 128 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê (Tây Hồ) để thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng. Khi đang thực hiện thủ tục để rút toàn bộ số tiền tiết kiệm 550 triệu đồng để chuyển vào tài khoản ngân hàng, lúc này, bà K nhìn thấy tấm biển tuyên truyền “Cảnh báo của Công an quận Tây Hồ về các hành vi lừa đảo qua mạng” được đặt tại trước quầy giao dịch. Ngoài ra, bà K nhớ trước đây, cán bộ Cảnh sát khu vực Công an phường nơi bà cư trú đã đến nhà để tuyên truyền về các thủ đoạn lừa đảo qua mạng của tội phạm hiện nay.

Nhiều người dân đã và đang nâng cao cảnh giác, phối hợp với cơ quan Công an để tránh bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Nhiều người dân đã và đang nâng cao cảnh giác, phối hợp với cơ quan Công an để tránh bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Lúc này, bà K nhận thức được việc mình đang bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ, vì thực chất không liên quan đến vụ án ma túy nào cả nên bà K đã dừng mọi giao dịch tại ngân hàng, không làm theo yêu cầu của các đối tượng. Biết không thể lừa được bà K, các đối tượng đã tắt máy và chặn các số điện thoại không thể liên lạc được.

Sau đó, bà K đã đến Công an phường Bưởi để trình báo sự việc và có thư cảm ơn gửi Công an quận Tây Hồ thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân đã giúp bà K không bị tội phạm lừa đảo số tiền 550 triệu đồng tích cóp thời gian qua của mình.

Trước đó, ngày 28/3, Công an phường Quảng An (Tây Hồ) cũng đã tiếp nhận thông tin của ông N.V.H (SN 1955), trú tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) bị các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng gọi điện thoại giới thiệu là nhân viên mạng di động Vinaphone trao đổi với nội dung có người mạo danh ông sử dụng cước điện thoại hết 2 triệu đồng.

Ngay sau đó, có một người khác tự giới thiệu là cán bộ Phòng Hình sự gọi điện thoại sử dụng hình ảnh qua zalo và dùng công nghệ FaceID, mặc quần áo Cảnh sát đề nghị ông cung cấp thông tin cá nhân. Tuy nhiên, trước đó ông H đã được Công an phường Quảng An tuyên truyền, đồng thời, ông thường xuyên theo dõi các thông tin cảnh báo tội phạm của Công an quận Tây Hồ nên đã được cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới. Vì thế, ông H không dính bẫy của các đối tượng lừa đảo qua không gian mạng.

Nguồn: [Link nguồn]

Tham gia vào nhóm đầu tư trên mạng, một phụ nữ ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị lừa 1,6 tỉ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.Hiền ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN