Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ

Sự kiện: Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm phải lưu ý.

Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).

Rằm tháng Giêng là dịp lễ tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Rằm tháng Giêng còn là Tết Thượng Nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng Bảy là Tết Trung Nguyên và rằm tháng Mười là Tết Hạ Nguyên.

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 1

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2024 cần những gì?

Mâm cỗ cúng  rằm tháng Giêng không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, cúng rằm tháng Giêng cũng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy. Ngày rằm tháng Giêng, mọi người thường làm mâm cỗ mặn cúng gia tiên và mâm cỗ chay để cúng thần linh.

Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế, điều kiện thời gian của từng gia đình mà mâm lễ mỗi nhà mỗi khác, tuy nhiên đều thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với ông bà, tổ tiên và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng

Theo các chuyên gia phong thủy, mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng dâng lên gia tiên thường có 4 bát 6 đĩa. Thông thường, 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến và mọc; 6 đĩa gồm thịt gà hoặc lợn luộc, giò/chả, nem, món xào, dưa hành, xôi hoặc bánh chưng.

Ngoài ra còn các lễ vật: Hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu.

Mâm cỗ mặn không được để chung với lễ vật cúng Phật.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng

Mâm cỗ chay cúng Phật ngày rằm tháng Giêng phải có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: Đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trắng (thủy) và vàng (kim) và đủ 10 món, gồm các món ăn từ tứ phương - sông, núi, biển, đồng bằng. Tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi nếu có.

Đặc biệt trong mâm cỗ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Mâm chay cúng rằm tháng Giêng

Mâm chay cúng rằm tháng Giêng

Mâm cúng Rằm tháng Giêng dâng Phật gồm những gì?

Đối với mâm cúng Phật dù ngày Rằm hay mùng 1 cũng tuyệt đối không cúng đồ mặn. Mâm cúng Phật nhẹ nhàng và không cần cầu kỳ phức tạp, chủ yếu là cần hoa thơm, trái ngọt tượng trưng cho sự thanh thản, an nhiên.

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 4

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 5

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 6

Mâm cúng Rằm tháng Giêng dâng Phật

Mâm cúng Rằm tháng Giêng dâng Phật

Mâm cúng Phật trong ngày Rằm tháng Giêng chủ yếu là các món xôi chè, rau xào chay, đậu phụ, canh rau củ quả. Nhiều nhà không cúng cỗ rau củ mà chỉ bày hoa quả và các loại bánh bao chay như bánh bao hình đào tiên, hoa cúc, hoa đào... Lễ vật dâng Phật cũng cần đèn nến, hương hoa đủ hương, hoa, đăng, trà, thực.

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 8

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 9

Mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 cần gì? '6 không 3 có' chị em cần nhớ - 10

Mâm cúng Rằm tháng Giêng dâng Phật

Mâm cúng Rằm tháng Giêng dâng Phật

Những kiêng kỵ khi cúng rằm tháng Giêng

Dân gian cho rằng việc cúng rằm tháng Giêng nên tránh một số điều dưới đây để đảm bảo sự tôn nghiêm của lễ cúng và sự thành kính đối với thần linh, chư Phật, tổ tiên.

Không dùng đồ chay giả mặn

Nhiều gia đình không muốn sát sinh trong ngày rằm tháng Giêng nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên, mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn. Đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, nên làm đồ thuần chay, không dùng đồ chay giả mặn.

Không đốt nhiều vàng mã

Lễ rằm tháng Giêng là để mong cầu một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dâng lễ nên dùng lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí. Đặc biệt nếu là Phật tử, bạn nên nhớ đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại vừa ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ cháy nổ.

Không dùng hoa giả, trái cây giả

Một số gia đình có thói quen sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp, vì chúng trông bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.

Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là không nên, vì thờ cúng phải thật tâm, nhà có sao dâng lên vậy, dâng những thứ mình ăn được, thưởng thức được. Việu cúng đồ giả có thể bị coi là không thành tâm tôn kính thần linh, tổ tiên.

Không xê dịch bát hương

Vào ngày rằm tháng Giêng, một số gia đình lau dọn bàn thờ, cần lưu ý không được xê dịch bát hương. Trước khi lau dọn, nên thắp một nén nhang khấn xin Thần linh, Thổ địa, tổ tiên được lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng.

Không cúng thủ lợn

Theo quan niệm dân gian, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì không nên cúng thủ lợn. Kiêng kỵ này xuất phát từ quan điểm đầu năm tránh sát sinh.

Không dùng tiền bất chính

Nhiều gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng với mong muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Cần lưu ý, tiền này phải là tiền do chính sức mình làm ra. Tuyệt đối không dâng tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.

Nên làm gì trong ngày rằm tháng Giêng?

Ngoài nghi lễ cúng rằm tháng Giêng, mọi người thường làm một số việc sau:

Đi lễ chùa

Vào ngày rằm tháng Giêng, nhiều người lên chùa dâng hương để cầu bình an, may mắn trong năm mới. Có người còn tham dự các pháp đàn cầu an từ trước rằm cả tuần. Khi đến chùa làm lễ, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc về trang phục, hành xử như quần áo gọn gàng, kín đáo, đi nhẹ, nói khẽ.

Làm việc thiện

Làm việc thiện ngày rằm tháng Giêng không cần quá phức tạp. Bạn có thể quyên góp tiền, đồ dùng hoặc góp thời gian để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Việc thiện nguyện không bắt buộc phải là công to việc lớn, cốt ở lòng thành, sức đến đâu góp đến đấy.

Phóng sinh

Phóng sinh là việc được nhiều người thực hiện trong ngày rằm tháng Giêng, thể hiện lòng nhân ái, tôn trọng sự sống của muôn loài. Khi phóng sinh, bạn nên chọn nơi vắng vẻ, không có hoạt động săn bắt để các sinh vật có thể sống thoải mái với môi trường tự nhiên.

Nguồn: [Link nguồn]

Cứ đến ngày rằm tháng Giêng, nhiều dòng họ ở Hà Tĩnh lại làm mâm cúng với những thế "gà bay”, "gà quỳ”... độc đáo để dâng cúng tổ tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Rằm tháng Giêng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN