Ấn Độ tước bỏ đặc quyền của nhân viên lãnh sự Mỹ

Trong một động thái trả đũa vụ Khobaragade, Ấn Độ đã yêu cầu các nhân viên lãnh sự Mỹ nộp lại các giấy tờ thể hiện đặc quyền của họ.

Ngày 23/12, nhà chức trách Ấn Độ đã buộc các nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở nước này nộp lại các giấy chứng minh thân phận, chấm dứt những đặc quyền mà các nhân viên này được hưởng sau khi quan hệ ngoại giao Ấn Độ và Mỹ trở nên căng thẳng vì vụ nhà ngoại giao Devyani Khobragade bị phía Mỹ bắt giữ và khám xét.

Hạn chót mà phía Ấn Độ đưa ra để các nhân viên lãnh sự Mỹ nộp lại giấy chứng minh do Bộ Ngoại giao Ấn Độ cấp là vào thứ Hai, bất chấp việc nhà chức trách Mỹ đề nghị cho thêm thời gian.

Ấn Độ tước bỏ đặc quyền của nhân viên lãnh sự Mỹ - 1

Bà Khobragade, nhà ngoại giao khiến quan hệ Mỹ-Ấn căng thẳng

Sau khi giấy chứng minh này bị thu hồi để đổi lại bằng loại giấy tờ khác, các quan chức lãnh sự Mỹ sẽ không còn được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao đối với các hành vi phạm pháp.

Trước đây, New Delhi khá “thoáng” trong việc cấp quy chế miễn trừ ngoại giao cho các nhân viên lãnh sự Mỹ thực thi công vụ, mặc dù Công ước Vienna về Các Vấn đề Lãnh sự quy định tí quyền miền trừ hơn cho các quan chức lãnh sự.

Một quan chức cấp cao trong chính phủ Ấn Độ cho biết: “Trước đây mặc dù các nhân viên lãnh sự Mỹ đã có những hành vi vi phạm song chúng tôi chưa bao giờ bắt giữ một ai. Nhưng nay tình hình sẽ khác.”

Ngoài đại sứ quán ở New Delhi, Mỹ còn có 4 lãnh sự quán tại Mumbai, Chennai, Kolkata và Hyderabad. Chính phủ Ấn Độ cũng đã chấm dứt các đặc quyền của nhân viên ngoại giao và lãnh sự Mỹ tại các sân bay của nước này, đồng thời yêu cầu nhân viên tại các cơ quan ngoại giao Mỹ kê khai chi tiết thu nhập để tính thuế theo luật của Ấn Độ.

Ấn Độ tước bỏ đặc quyền của nhân viên lãnh sự Mỹ - 2

Dân Ấn Độ biểu tình chống cách Mỹ đối xử với bà Khobragade

Hiện chính phủ Ấn Độ đang tích cực vận động để chuyển Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Mỹ Khobragade tới cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc để bà này được hưởng các quy chế miễn trừ ngoại giao sau khi tòa án Mỹ truy tố và bắt giữ bà này với cáo buộc khai man visa và trả lương thấp cho người lao động.

Nếu được chuyển tới sứ bộ Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc, bà Khobragade sẽ được hưởng đầy đủ quyền miền trừ ngoại giao và sẽ không bị bắt giữ hay truy tố theo yêu cầu của tòa án Mỹ. Mặc dù vậy bà sẽ không được miễn trừ hết mọi quy định với tư cách cá nhân và vẫn sẽ phải đến tòa theo lịch hẹn.

Tuy nhiên phát ngôn viên Liên Hợp Quốc cho biết việc điều chuyển này sẽ phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Ngoại giao Mỹ. Nếu không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, bà Khobragade có thể sẽ phải đối mặt với mức án tối đa 10 năm tù vì tội làm giả visa và 5 năm tù vì tội khai man.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trí Dũng (Theo Times of India) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN