2.400 người bị giết, dân Philippines không dám “hé răng”

Khi các nhân chứng không dám lên tiếng, rất khó để kết luận các vụ giết người tràn lan ở Philippines có phải là trái pháp luật hay không.

2.400 người bị giết, dân Philippines không dám “hé răng” - 1

Eric Sison, người bị giết trong chiến dịch càn quét ma túy của tổng thống Philippines (bên trái là vợ Sison)

Xác của Eric Sison, một người lái xe xích lô 22 tuổi, nằm trong một quan tài ở một khu ổ chuột Manila. Bên cạnh đó, một con gà đi qua đi lại, theo truyền thống địa phương, nghĩa là mổ vào lương tâm của kẻ đã giết Sison.

Các đoạn video quay bằng điện thoại cho thấy thời điểm Sison bị giết hồi tháng trước. Theo các quan chức địa phương, lúc đó cảnh sát đang truy lùng những kẻ buôn bán ma túy ở Pasay, Manila.

Một tiếng la hét trong đoạn video có thể được nghe thấy:  "Đừng làm thế, tôi sẽ đầu hàng!". Sau đó, có những âm thanh của tiếng súng.

Bên cạnh quan tài là những tấm biểu ngữ như: "Công lý cho Eric Sison", “Giết người tràn lan - Công lý cho Eric."

2.400 người bị giết, dân Philippines không dám “hé răng” - 2

Một xác chết trên phố với tấm bảng ghi "Tôi là một kẻ buôn bán ma túy"

Đây là những sự phản đối hiếm hoi chống lại các vụ giết người tăng cao từ khi ông Rodrigo Duterte trở thành tổng thống của Philippines hơn hai tháng trước và cam kết sẽ dẹp bỏ nạn ma túy ở nước này.

Rất ít người đứng lên để phản đối chiến dịch đẫm máu của tổng thống.

Tuần trước, số người thiệt mạng đã tăng lên 2.400 người (tính từ 1.7). Trong đó, 900 người chết trong các hoạt động của cảnh sát, phần còn lại là "những cái chết đang được điều tra", một thuật ngữ ám chỉ những cuộc giết người ngoài vòng pháp luật, theo các nhà hoạt động nhân quyền.

Theo Reuters, Dịch vụ Nội vụ (IAS) của cảnh sát và Ủy ban Nhân quyền (CHR) Philippines đã bị choáng ngợp với những vụ giết người. Họ chỉ có thể điều tra một phần nhỏ, và rất khó để kết luận các vụ giết người trên là trái pháp luật khi nhân chứng quá sợ hãi, không dám khai báo.

2.400 người bị giết, dân Philippines không dám “hé răng” - 3

Rất ít người Philippines đứng lên để phản đối chiến dịch đẫm máu của tổng thống

Trong khi đó, chiến dịch quét tội phạm ma túy của ông Duterte và bầu không khí sợ hãi đã khiến nhưng căng thẳng, bất đồng trong xã hội dân sự trở nên yên ắng. Hầu như không có ai tham gia buổi cầu nguyện dưới ánh nến tại Manila gần đây để phản đối các vụ giết người ngoài vòng pháp luật.

Tại Philippines hiện nay, danh sách những người bị tình nghi có liên quan đến ma túy đã được chuyển cho cảnh sát, càng làm gia tăng cảm giác sợ hãi và ngờ vực trong cộng đồng. Các chính trị gia đều im lặng, một cuộc điều tra của Thượng viện gần đây chỉ có khă năng kiến nghị, không có khả năng chấm dứt các vụ giết người.

Một người đã lên tiếng, đó là Harrah Kazuo, người có chồng và bố chồng bị đánh đập nặng nề và bắn chết tại một trạm cảnh sát, theo trang tin CHR. Cô nói với Reuters rằng khi cảnh sát vào nhà của họ mà không có giấy khám nhà, cảnh sát thậm chí đã cởi đồ lót của đứa con nhỏ để tìm ma túy.

2.400 người bị giết, dân Philippines không dám “hé răng” - 4

Ông Duterte nhậm chức hơn 2 tháng trước với lời hứa quét sạch tệ nạn ma túy

Cảnh sát không bình luận về những gì đã xảy ra, nhưng hai sĩ quan đã bị bắt giữ và bị buộc tội giết người. Kazuo được đưa vào chương trình bảo vệ nhân chứng của Ủy ban bảo vệ nhân quyền.

Tuy nhiên, cô chỉ là một sự phản đối hiếm hoi trong một đất nước đầy sợ hãi.

Ngày 29.8, cảnh sát nói với các phóng viên họ đã bắn một nghi phạm ma túy ở Tondo, một huyện nghèo và đông dân cư của Manila.

Một phóng viên Reuters nhìn vào căn nhà của nghi can và thấy một tấm đệm dính đầy máu. Phóng viên hỏi người hàng xóm có bao nhiêu phát súng đã được bắn, hàng xóm trả lời: "Xin lỗi, người bạn của tôi, tôi không nghe thấy một tiếng súng nào cả", và bỏ đi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Philippines Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN