Nhà đầu tư săn hàng giá rẻ trước kỳ nghỉ lễ

Trước khi kỳ nghỉ lễ dài ngày bắt đầu, nhà đầu tư chuẩn bị sẵn tiền để săn hàng giá rẻ.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong giai đoạn giằng co mạnh. VN-Index liên tục đổi màu. Nếu VN-Index tăng nhẹ ở giờ mở cửa khi mà lực cầu giá xanh xuất hiện khá nhiều thì không lâu sau đó, sắc đỏ bao phủ bảng giao dịch điện tử. Thanh khoản tiếp tục đứng ở mức thấp hứa hẹn thị trường có thêm một phiên ảm đạm.

Sau khoảng 1 tiếng, midcap và penny hồi phục nhẹ giúp thị trường ấm hơn. VN-Index tìm lại được sắc xanh. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn yếu ớt. Điều đó cho thấy nhà đầu tư chưa sẵn sàng giải ngân. Tâm lý của họ là chờ đợi những cơ hội rõ nét hơn.

Tới phiên chiều, thị trường tiếp tục giằng co với xu hướng đi xuống chiếm ưu thế. Cổ phiếu rơi xuống mức giá thấp hơn kích thích “lòng tham” của nhà đầu tư. Vì vậy, thanh khoản được cải thiện dù VN-Index đi xuống ngày càng mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/4, VN-Index giảm 5,82 điểm, tương ứng 1,01% và dừng ở mức 573,1 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 58.053.730 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.299,625 tỷ đồng, cải thiện nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp. Nhà đầu tư bắt đầu cân nhắc mua vào nhưng vẫn e ngại thị trường có thể giảm sâu nên dòng tiền vẫn khá dè dặt. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 2.845.500 cổ phiếu, tương ứng 100,03 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 60 mã tăng giá, 59 mã đứng giá và 153 mã giảm giá.

Nhà đầu tư săn hàng giá rẻ trước kỳ nghỉ lễ - 1

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong giai đoạn giằng co mạnh

VN30-Index giảm mạnh hơn VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28f/4, VN30-Index giảm 7,45 điểm, tương ứng 1,17% và dừng ở mức 628,9 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20.410.690 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 577,459 tỷ đồng. Nhóm VN30-Index có 6 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 20 mã giảm giá.

Trong 6 blue-chip đóng cửa ở sắc xanh, KDC đi lên mạnh nhất khi tăng 1.500 đồng/CP lên 54.500 đồng/CP. Trong phiên có thời điểm KDC tăng trần lên 56.500 đồng/CP. Đứng sau KDC là PVD tăng 1.000 đồng/CP lên 84.000 đồng/CP, FPT tăng 1.000 đồng/CP lên 68.500 đồng/CP, CII tăng 400 đồng/CP lên 26.900 đồng/CP, GMD tăng 800 đồng/CP lên 30.700 đồng/CP, PGD tăng 900 đồng/CP lên 45.400 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, MSN mất mát nhiều nhất khi giảm 3.000 đồng/CP xuống 93.500 đồng/CP, VNM giảm 2.000 đồng/CP xuống 139.000 đồng/CP, VIC giảm 1.500 đồng/CP xuống 65.500 đồng/CP, HSG giảm 1.500 đồng/CP xuống 50.000 đồng/CP, BVH giảm 800 đồng/CP xuống 37.100 đồng/CP, STB giảm 700 đồng/CP xuống 19.400 đồng/CP,…

Mặc dù rất nhiều cổ phiếu đi xuống nhưng trên sàn thành phố Hố Chí Minh vẫn có một số mã tăng trần. ATA tăng 300 đồng/CP lên 6.000 đồng/CP, BTT tăng 2.400 đồng/CP lên 37.000 đồng/CP, DRL tăng 2.100 đồng/CP lên 32.600 đồng/CP, PNC tăng 400 đồng/CP lên 6.600 đồng/CP, VSI tăng 500 đồng/CP lên 8.400 đồng/CP.

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội tiếp tục có phiên biến động mạnh hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 28/4, HNX-Index giảm 0,93 điểm, tương ứng 1,15% và đóng cửa ở mức 79,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 36.364.973 cổ phiếu, tương ứng 371,1 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.843.872 cổ phiếu, tương ứng 28,55 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 60 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 148 mã giảm giá.

Trong 4 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, HXN30-Index vẫn là chỉ số có biến động mạnh nhất. Chốt phiên ngày 23/4, HNX30-Index giảm 2,41 điểm, tương ứng 1,49% và đóng cửa ở mức 159,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17.132.000 cổ phiếu, tương ứng 215,333 tỷ đồng. Trong nhóm có 1 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.

Blue-chip duy nhất tăng giá trên sàn Hà Nội là PGS. PGS tăng 100 đồng/CP lên 29.300 đồng/CP. Trong phiên có thời điểm PGS giảm xuống 29.100 đồng/CP. PGS dao động trong biên độ khá hẹp và khối lượng giao dịch rất thấp, chỉ đạt 18.270 đơn vị.

VCG là blue-chip có tốc độ rơi mạnh nhất. VCG giảm 700 đồng/CP xuống 13.500 đồng/CP. Đứng sau VCG về độ mất mát là VND giảm 500 đồng/CP xuống 15.800 đồng/CP, BVS giảm 500 đồng/CP xuống 13.300 đồng, PVG giảm 500 đồng/CP xuống 11.800 đồng/CP, DBC giảm 400 đồng/CP xuống 21.900 đồng/CP, PVS giảm 400 đồng/CP xuống 25.900 đồng/CP,…

PVS, PVX, SHB tiếp tục được khối lượng giao dịch với khối lượng lớn. Nhưng xu hướng của khối ngoại ở cả 3 mã này đều là bán ròng nên PVS, PVX, SHB cùng giảm điểm. SHB giảm 100 đồng/CP xuống 9.600 đồng/CP, PVX giảm 100 đồng/CP xuống 5.100 đồng/CP.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN