Trận đấu nổi bật

daniel-vs-fabio
Internazionali BNL d'Italia
Daniel Evans
1
Fabio Fognini
2
yulia-vs-sloane
Internazionali BNL d'Italia
Yulia Putintseva
2
Sloane Stephens
0
iga-vs-bernarda
Internazionali BNL d'Italia
Iga Swiatek
2
Bernarda Pera
0
emma-vs-paula
Internazionali BNL d'Italia
Emma Navarro
1
Paula Badosa
2
dusan-vs-lorenzo
Internazionali BNL d'Italia
Dusan Lajovic
2
Lorenzo Sonego
1
lorenzo-vs-terence
Internazionali BNL d'Italia
Lorenzo Musetti
-
Terence Atmane
-
yoshihito-vs-grigor
Internazionali BNL d'Italia
Yoshihito Nishioka
-
Grigor Dimitrov
-
ons-vs-sofia
Internazionali BNL d'Italia
Ons Jabeur
-
Sofia Kenin
-
irina-camelia-vs-elena
Internazionali BNL d'Italia
Irina-Camelia Begu
-
Elena Rybakina
-
victoria-vs-magda
Internazionali BNL d'Italia
Victoria Azarenka
-
Magda Linette
-
alexander-vs-aleksandar
Internazionali BNL d'Italia
Alexander Zverev
-
Aleksandar Vukic
-
taylor-vs-fabio
Internazionali BNL d'Italia
Taylor Fritz
-
Fabio Fognini
-
miomir-vs-casper
Internazionali BNL d'Italia
Miomir Kecmanovic
-
Casper Ruud
-
katie-vs-aryna
Internazionali BNL d'Italia
Katie Volynets
-
Aryna Sabalenka
-
novak-vs-corentin
Internazionali BNL d'Italia
Novak Djokovic
-
Corentin Moutet
-

Đua xe F1, Austrian GP: Trâu bò húc nhau, cảnh giác kẻ núp gió

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Bỏ lại sau lưng những gì đã diễn ra sôi động tại Baku tuần trước. Các đội đua đang hướng sự tập trung cao nhất cho chặng đua thứ 9 trong mùa tại Red Bull Ring, Spielberg – Áo. Austrian GP 2017 sẽ diễn ra trong các ngày từ 07-09/7/2017.

Đua xe thể thao được người Áo quan tâm rất sớm, ngay từ những năm đầu thập kỷ 50. Để rồi họ triển khai xây dựng một đường đua khá đơn giản trên nền sân bay cũ ở Zeltweg, Spielberg. Từ năm 1958 Áo bắt đầu tổ chức các giải đua cấp thấp hơn Thể Thức 1 tại Zeltweg với tham vọng sẽ sớm đăng cai một chặng đua F1.

Đua xe F1, Austrian GP: Trâu bò húc nhau, cảnh giác kẻ núp gió - 1

Toàn cảnh đường đua Red Bull

Mãi đến những năm đầu thập kỷ 60 họ mới có được chặng đua đầu tiên, năm 1963 Zeltweg Airfield được đánh dấu bằng một chặng đua không chính thức. Nó là tiền đề để năm 1964 tổ chức chặng đua đầu tiên tại đây, cái tên chiến thắng là tay đua người Ý - Lorenzo Bandini của đội đua Ferrari.

Dù cuộc đua năm 64 thành công, nhưng FIA nhận thấy đường đua có phần nguy hiểm, khán đài rất khó quan sát. Với nhiều hạn chế như vậy, FIA quyết định sẽ rút Austrian GP ra khỏi lịch thi đấu cho đến khi nước Áo có được một đường đua hợp chuẩn hơn.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, năm 1969 một đường đua mới được hoàn thành ngay gần Zeltweg, nó mang cái tên Österreichring để chuẩn bị cho sự trở lại của Grand Prix nước Áo năm 1970. Đây là một dạng đường đua có tốc độ cao, được thiết kế dựa trên địa hình đồi núi tự nhiên của vùng Styrian.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên cho lần trở lại của Austrian GP 1970 là chiến thắng của tay đua người Bỉ - Jacky Ickx cũng đến từ đội đua Ferrari. Trong 18 GP liên tiếp (từ 1970 đến 1987) diễn ra tại Österreichring, điều người hâm mộ nước Áo luôn mong muốn cuối cùng cũng đã đến, tay đua Niki Lauda đã đáp lại sự yêu mến của khán giả nhà bằng chiến thắng duy nhất của mình tại đây năm 1984.

Một lần nữa đứng trước yêu cầu nâng cao tính an toàn cho các tay đua thi đấu, Österreichring và Austrian GP đã bị loại ra khỏi lịch thi đấu thường niên từ năm 1988. Đến năm 1995, Công ty viễn thông Áo – A1 quyết định đầu tư tài chính cải tạo đường đua Österreichring với mục tiêu đưa F1 trở lại nước Áo bằng bản hợp đồng có giá trị 7 năm (1997-2003) với FIA.

Đường đua mới được hoàn thành để kịp phục vụ cho mùa giải 1997, nó mang tên nhà tài trợ A1-Ring, và nó được vị kiến trúc sư nổi tiếng Hermann Tilke thiết kế lại.

Đua xe F1, Austrian GP: Trâu bò húc nhau, cảnh giác kẻ núp gió - 2

Thông số kỹ thuật đường đua (nguồn F1.com)

Năm 2003 là mùa giải cuối của đường đua A1. Sau đó, do không được duy trì thường xuyên nên một số hạng mục đã bị phá dỡ và không đảm bảo cho việc tổ chức chặng đua. Đến năm 2008, Red Bull (chủ sở hữu hai đội đua Red Bull Racing và Toro Rosso) thông báo mua lại đường đua này, cải tạo, sửa chữa nó cho mục tiêu phát triển xe cũng như các giải đua xe thể thao cấp thấp từ năm 2011.

Kể từ khi đường đua thuộc quyền sở hữu của Red Bull, nó mang tên mới Red Bull Ring. Đến tháng 7/2013, bằng thỏa thuận với FIA và Bernie Ecclestone, BTC Red Bull Ring dã chính thức đạt được mục tiêu đưa Austrian GP trở lại lịch thi đấu thường niên kể từ mùa giải 2014 (sau 10 năm vắng mặt).

Red Bull Ring được thiết kế dựa theo địa hình tự nhiên của vùng Styrian, vừa có tốc độ lại có sự kết hợp độ khó của các góc cua cũng như độ dốc, điểm cao nhất và thấp nhất đường đua có độ chênh lệch lên đến 63,5 mét. Vì thế nó được coi là một trong những đường đua thuộc dạng khó với tất cả các tay đua trong các đường đua ở châu Âu.

Về cấu trúc đường đua, ở mùa giải năm nay đường đua được điều chỉnh từ 9 góc cua thành 10 (bao gồm 7 cua phải và 3 cua trái). Bằng việc thêm vào đường đua góc cua số 2 (mới – nằm giữa cua 1-2 cũ) – nằm ngay sau điểm xác định DRS thứ nhất, đường đua cũng đã giảm 8m chiều dài từ 4,326 km xuống còn 4,318 km, độ dài đường đua ngắn thứ 4 trong lịch thi đấu (xếp sau Monaco, Mexico và Brazil).

Với 71 vòng chạy, các tay đua sẽ phải chạy quãng đường 306,452 km để hoàn thành chặng đua. Vẫn theo định dạng mùa trước, Red Bull Ring có 2 phân vùng kích hoạt DRS, phân vùng DRS1 là đoạn thẳng giữa cua số 3 và 4, phân vùng DRS2 nằm trên đoạn thẳng start/finish và kết thúc trước khi tay đua chuẩn bị thao tác vào cua số 1.

Là dạng đường đua có nhiều đoạn thẳng ngắn, nên Red Bull Ring có tốc độ cao. Dữ liệu mùa 2016 ghi nhận tốc độ trung bình đạt gần 210km/giờ, tốc độ tối đa(speed trap) là 337,8 km/giờ do tay đua Sergio Perez – Force India thiết lập.

Vòng chạy nhanh nhất (fastest-laps) năm trước thuộc về Lewis Hamilton với 1 phút 08,411 giây, kỷ lục của đường đua thuộc về Michael Schumacher xác lập năm 2003 bằng mốc thời gian 1 phút 08,337 giây. Với việc chiếc xe F1 mùa này nhanh hơn, đường đua thay đổi, nên chắc chắn tay đua nào thiết lập fastest-lap ở chặng đua năm nay thì thành tích đó cũng sẽ trở thành kỷ lục mới của đường đua.

Đua xe F1, Austrian GP: Trâu bò húc nhau, cảnh giác kẻ núp gió - 3

Thông số lựa chọn lốp (nguồn Pirelli)

Red Bull Ring được coi là có bề mặt đường đua mịn nhất. Vì thế cũng như mùa trước, Pirelli cung cấp cho các đội đua những bộ lốp mềm nhất - bộ lốp Soft (vàng), SuperSoft (đỏ) và UltraSoft (tím). Mùa trước, cũng với 3 loại lốp này, các tay đua đã có từ 3 đến 4 lần dừng pit-stop. Với đặc thù đường đua khi mà yêu cầu về downforce không quá lớn, lốp phần lớn chịu tác động từ lực đẩy và phanh, công thêm yếu tố chất lượng lốp 2017 rất tốt, nên dự báo có thể các tay đua sẽ lựa chọn chiến thuật pit-stop chủ đạo là 2-3 lần.

Dù cho sự lựa chọn có khác nhau, nhưng lốp UltraSoft vẫn là ưu tiên hàng đầu của các đội đua. Vấn đề quan trọng với các tay đua là có một chiến thuật pit-stop hợp lý nhất để bảo toàn vị trí và tạo cơ hội chiến thắng cho chính mình.

Mercedes đã đăng quang tại Red Bull Ring kể từ khi Austrian GP trở lại năm 2014 đến nay. Hamilton sau thất bại ở Baku sẽ hướng tới Áo để bảo vệ chức vô địch mùa trước, đồng thời hướng tới ngôi đầu bảng xếp hạng cá nhân. Nhưng kẻ thách thức Vettel-Ferrari cũng đang ở vị thế không dễ đánh bại.

Một đối thủ mà các đội đua hàng đầu không được phép bỏ qua, đội đua đến từ nước Áo - Red Bull Racing sau thành công ở Azerbaijan GP, trở về ‘sân nhà Red Bull Ring’ sẽ không dễ chấp nhận để đối thủ qua mặt.

Tất cả sẽ làm cho chặng đua tại Red Bull Ring cuối tuần này thêm phần hấp dẫn. Đón xem Austrian GP 2017 khởi tranh bằng phiên chạy thử thứ nhất lúc 15giờ00 thứ sáu 07/7 và cuộc đua chính lúc 19giờ00 chủ nhật 09/7 (theo giờ VN).

BXH đua xe F1 - Azerbaijan GP:

Ricciardo lần thứ 5 vô địch một chặng đua nhờ tận dụng sai lầm của đối thủ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN