Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Hải Phòng: Số 1, nhà nghèo và đá bóng bằng niềm tin

Từ khi V-League ra đời, có 2 thời điểm bóng đá Hải Phòng thăng hoa nhất và đều dính đến tiền. Nếu 2008-2010 là Xi măng Hải Phòng có lúc “tiền chất thành đống” thì bây giờ, họ không có nhiều tiền. Thế nhưng dù vật vã, họ vẫn tiến bước với vị trí dẫn đầu…

Từ dấu 3 chấm của HLV Phan Thanh Hùng

Sau thất bại 1-2 trên sân Lạch Tray ở vòng 7, HLV Phan Thanh Hùng đã “tâm phục, khẩu phục” khi được hỏi về chiến thắng thứ 7 liên tiếp của Hải Phòng.

Hải Phòng: Số 1, nhà nghèo và đá bóng bằng niềm tin - 1

HLV Trương Việt Hoàng

Về cơ hội vô địch của đội bóng đất Cảng, thuyền trưởng của Than Quảng Ninh nhận định: “Nếu cứ chơi và giữ được như thế này, cộng thêm thời cơ đến thì Hải Phòng hoàn toàn có thể làm nên chuyện.

Tôi biết Trương Việt Hoàng và những cái cậu ấy tích lũy vài năm nay. Hoàng biết mình có gì, biết cách phát huy sức mạnh và điều quan trọng là Hải Phòng có thể duy trì sự ổn định hay không…”.

Sự ổn định, đó là điều ông Hùng nhấn mạnh khi nói về thành công ở mùa giải này, sau những gì thầy trò HLV Trương Việt Hoàng đã làm được ở mùa trước và tiếp tục phát huy nội lực để có sự khởi đầu không thể ấn tượng hơn tại V.League 2016. Sự ổn định cũng là chìa khóa mà ông Hùng muốn nhắc tới, như là một điều kiện, cho việc Hải Phòng có thể “giương cờ” và đua tranh vô địch.

Ở buổi họp báo đó, ông Hùng giữ kẽ nên không nói hết. Ông bỏ lửng một trong những yếu tố khi nhắc đến khả năng vô địch của Hải Phòng và chỉ trầm ngâm chia sẻ sau đó: “Để vô địch thì cần trợ lực tốt, rất tốt…”.

Hải Phòng bất ngờ thăng hoa và có thể phát huy để đẩy khí thế lên chớp lấy cơ hội, với điều kiện có trợ lực. Ở đây, nói thẳng ra là vấn đề tài chính, là khả năng huy động tiền bạc cho chiến dịch vô địch, nếu đội bóng đất Cảng muốn phất cờ.

5 năm ra Hà Nội làm đội bóng nhà giàu Hà Nội T&T, 2 chức vô địch với 3 lần về nhì, hơn ai hết ông Hùng hiểu tầm quan trọng của tài chính nếu muốn “ngồi mâm” đua vô địch.

Về làm HLV Than Quảng Ninh, đội bóng mà thậm chí ông còn sốc vì chế độ đãi ngộ, ông Hùng càng thấy trân trọng những gì thầy trò Trương Việt Hoàng làm được. Thế nên với những gì ông cảm nhận, đánh giá về chuyên môn và sức mạnh đội bóng đất Cảng có hiện nay, cái thiếu nhất mà ông không dám nói ra, đó là “nhà phải có điều kiện”.

Đến sự ngưỡng mộ

Sau chiến thắng 2-1 trước S.Khánh Hòa BVN ở vòng 10, Hải Phòng có 25 điểm, hơn 2 ứng cử viên cho chức vô địch là FLC Thanh Hóa 7 điểm (đứng thứ 2, 19 điểm) và B.Bình Dương 8 điểm (thứ 3, 18 điểm).

Hải Phòng: Số 1, nhà nghèo và đá bóng bằng niềm tin - 2

Hải Phòng (áo đỏ) liên tục dẫn đầu V-League

Cuối tuần này, Hải Phòng sẽ làm khách trên sân Thanh Hóa. Trận đối đầu trực tiếp này, trên lý thuyết là thế, có ý nghĩa quyết định tới cuộc đua tranh vô địch ở lượt về.

Nếu không thua, Hải Phòng sẽ nắm rất nhiều lợi thế trong tay để “kê cao gối ngủ” khi bước vào quãng nghỉ nhường chỗ cho Cúp QG và ĐTQG tập trung, do tạo được khoảng cách an toàn với các đối thủ bám đuổi, trong khi 2 trận cuối lượt đi tiếp Sài Gòn FC trên sân nhà và làm khách trước SHB Đà Nẵng.

Đó sẽ là trận “chung kết sớm”. Và với Hải Phòng, nó có nhiều ý nghĩa hơn thế, khi họ bị đặt trong sự tương phản hoàn toàn so với đối thủ.

Có một so sánh thế này, nếu định giá ước lượng một cách tương đối thì với bản hợp đồng 3 năm có trị giá 6 tỷ đồng của tân binh Hoàng Thịnh ở đội Thanh Hóa, Hải Phòng có thể mua gần đủ đội hình đang giúp họ bay cao trên BXH.

Trong danh sách những Anh Hùng, Khánh Lâm, Văn Nhiên, Hồng Việt, Quốc Trung, Đình Bảo, Việt Phong, Xuân Hùng, Văn Lâm…, quá nửa trong số đó đầu quân cho Hải Phòng theo diện tự do, ký hợp đồng không có lót tay, chỉ nhận lương do không có lựa chọn nghề nghiệp hoặc nếu có thì cũng chỉ là tượng trưng. Thậm chí, vài cầu thủ như Khánh Lâm, Xuân Hùng, Xuân Anh tưởng như đã giải nghệ, nhưng cuối cùng được Hải Phòng chọn bởi họ không có lựa chọn tốt hơn do không có tiền.

Hải Phòng từ mùa trước đến mùa này luôn là đội thưởng thấp nhất V-League, thấp hơn cả đội nhà nghèo Đồng Tháp. Mỗi chiến thắng của họ chỉ được thưởng 200 triệu đồng, rất “bèo” so với mặt bằng chung và dù chơi tốt, tưng bừng nhưng đừng mơ có thưởng thêm. Cơ bản là 2 năm nay, tiền không có nên đội cứ chật vật, làm gì cũng phải tính toán để “liệu cơm gắp mắm” và đôi khi rơi vào tình cảnh rất khốn khổ như việc chọn danh sách rút gọn tối đa đi sân khách sao cho tiết kiệm nhất.

Tiền bạc hạn chế, quân thì người “hết date”, kẻ “hàng dạt” và có gì dùng nấy, thế nên họ vẫn thành công dưới sự dẫn dắt của HLV Trương Việt Hoàng.

Hải Phòng vẫn chơi tốt và liên tục dẫn đầu V-League. Họ có thể khiến các đối thủ phải tôn trọng, thậm chí ngưỡng mộ vì sự đoàn kết, khả năng phát suy sức mạnh nội lực và việc thầy trò tự bảo nhau chơi bóng. Thậm chí, họ còn có cơ hội vô địch và bắt đầu làm sống lại bầu không khí rực lửa ở cái “chảo lửa” Lạch Tray bao năm qua đã tắt.

Đó là cái giỏi và đáng ngưỡng mộ của thầy trò HLV Trương Việt Hoàng. Ở thời buổi này và ở đất như Hải Phòng, họ vẫn có thể chơi bóng và thành công bằng niềm tin.

“Đá bóng bằng niềm tin”, và giờ câu hỏi là Hải Phòng có thể duy trì trong bao lâu nữa? Sẽ gồng lên đến khi có thể rồi phải buông vì mệt mỏi trong bất lực, như những gì diễn ra ở giai đoạn cuối mùa giải trước, hay có thể viết lên một câu chuyện thần kỳ?

Phải hỏi câu hỏi đó bởi phía sau thành công cùng những ánh hào quang của chiến thắng, của khí thế “cờ bay phần phật” là rất nhiều vấn đề mà từ đầu giải đến giờ thầy trò HLV Trương Việt Hoàng vẫn chờ đợi, dù biết là không có lời giải đáp.

Hải Phòng bay cao nhưng thành công của họ có hơi hướng của một bi kịch, cũng chẳng biết vui hay buồn nữa… 

“Không có tiền Hải Phòng đá lại hay, có tiền chưa chắc chơi được như thế này”. Ở sân Lạch Tray, không ít CĐV vốn gần gũi với đội vẫn tếu táo thế. Họ bảo rằng ít tiền nên đội mới đoàn kết, ít quyền lợi nên cái tôi cá nhân không có chỗ và cả đội ai cũng có thể vì nhau.

Trên giấy tờ theo quy chế đội, một chiến thắng của FLC Thanh Hóa được thưởng 300-400 triệu đồng, nhưng con số thực tế cao hơn nhiều.

Lót tay cao, lương thưởng cao và đãi ngộ tốt, đội bóng xứ Thanh giờ là mơ ước của những đối thủ như Hải Phòng, những người vẫn luôn mơ về “những ngày xưa” với giai đoạn hoàng kim với Xi măng Hải Phòng mà đi họp cũng được phát phong bì, thuốc bổ với yến hồng cả đội ăn đến phát chán, còn tiền thưởng nhiều đến mức nhiều cầu thủ bỗng nhiên “đổi đời” có lúc cảm giác như không biết tiêu gì, chơi gì cho hết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Đại Dương ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN