Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc

Giữa sa mạc mênh mông vô cùng vô tận, hẳn bạn khó có thể tin vào mắt mình khi bắt gặp một con tàu “ma” đang phơi mình dưới ánh mặt trời!

Thực ra những con tàu ấy chỉ là dấu tích còn lại của một thời đã qua khi Biển Aral ở Uzbekistan từng là lời nơi giàu có với lượng cá dồi dào, mang lại sự thịnh vượng và buôn bán sầm uất cho những công đồng dân cư quanh đó.

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 1

Dấu tích của một thời đã qua

Đến nay, nếu tính theo thời gian trên vũ trụ thì cũng chỉ mới có mấy ngày trôi qua, nhiều vùng biển đã cạn nước, cá chết sạch và những thứ còn lại chỉ là những xác tàu sầu não.

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 2

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 3

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 4

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 5

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 6

Những con thuyền từng tạo nên sự thịnh vượng cho cư dân quanh khu vực biển Aral, nay nằm chỏng trơ trên sa mạc

Biển Aral từng là một trong những biển lớn nhất trên thế giới, với diện tích gần 70.000 km2. Ngày nay nó chỉ còn khoảng 5.000 km2 có nước bao phủ, chia thành 4 hồ nhỏ.
 
Vùng biển đã biến mất này thực chất là một cái hồ nhưng được gọi là biển vì đây là một trong những hồ lớn nhất trên thế giới.
 
Chính quyền Liên Xô trước đây từng muốn dùng nước trong hồ này tưới tiêu cho những khu vực sa mạc xung quanh để sản xuất bông và các sản phẩm khác.
 
Hệ thống thủy lợi đó được bắt đầu vào những năm 1940 gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới biển Aral. Trong những năm 1960, người ta ước tính lượng nước đã giảm khoảng hơn 20 cm/năm và đến những năm 1970 con số này lên tới 60 cm/năm.

Đến những năm 1980, lượng nước cần cho tưới tiêu tăng cao hơn nữa và mực nước trong hồ cũng giảm tới mức kỉ lục 90 cm. Và tới lúc này hồ nước (biển) trở thành nơi chẳng còn gì để “cống hiến”!
 
Điều đó đồng nghĩa với việc người dân phải đối mặt với vấn đề lớn khi ngành nông nghiệp điêu đứng cộng thêm cả nghề cá của họ cũng “tuyệt chủng”!
 
Đến năm 1991, khi Ukbekistan tách khỏi Nga, không hiểu dòng nước từ đâu bắt đầu xuất hiện.
 
Tuy nhiên vấn đề mới có phần nan giải hơn đã xuất hiện khi việc sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp đã khiến nước hồ trở nên độc hại, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người địa phương, thậm chí tăng nguy cơ của những bệnh nguy hiểm như lao phổi hay ung thư.

Uzbekistan: Tàu "ma" phơi mình trên sa mạc - 6

Biển Aral  tại Uzbekistan năm 1989 (trái) và năm 2008 (phải)

Từ năm 2005, những nỗ lực nhằm trả lại thời kì hoàng kim cho hồ nước được thực hiện ráo tiết hơn cả. Một con đập được lên kế hoạch nhằm tăng mực nước trong hồ, giảm độ mặn và mang lại sự sống cho nó.
 
Tuy nhiên, người ta sẽ còn cần thêm thời gian nữa để khắc phục được vấn đề mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon gọi là một trong nhưng thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Quyên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN