Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam

Cậu bé có khuôn mặt lam lũ, nhăn nhó ngậm một ngụm dầu hỏa để biểu diễn màn múa lửa mua vui cho khách nhậu. Chưa dừng lại ở đó, cậu bé còn lấy trong túi một dao lam bỏ vào miệng nhai khiến người xem rợn tóc gáy.

Xuất hiện tại các quán nhậu, sau tiếng hét thất thanh để gây sự chú ý từ các thực khách, cậu bé bắt đầu những màn trình diễn nguy hiểm như múa lửa, nuốt rắn, nhai dao lam... Biểu diễn xong, nó cầm một cái ca nhựa bước vào từng bàn nhậu để xin tiền.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 1

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 2

Màn biểu diễn liếm que lửa như những cây kem

Nước da ngâm đen vận bộ quần áo võ sĩ, mang theo trên vai một chiếc cặp học sinh, những đứa trẻ tầm 6 -7 tuổi bước lầm lũi trên các con đường tập trung nhiều quán ăn nhậu náo nhiệt của TP.HCM như các quán ăn vặt trên đường Sương Nguyệt Ánh, Bùi Thị Xuân (Quận 1), hay các quán nhậu ven bờ kè kênh Nhiêu Lộc các quận 3, quận Phú Nhuận... Chúng la cà hết quán ăn này đến quán nhậu khác để biểu diễn màn múa lửa xin tiền. Một nghề hết sức nguy hiểm ngay cả đối với người lớn nhưng lại được bọn trẻ chọn để mưu sinh, vì gây sự tò mò cũng như thương cảm của khách. Trong chiếc cặp học sinh trên vai bọn trẻ không phải là những quyển sách, quyển vở mà là những đạo cụ hành nghề “múa lửa”, gồm 1 hộp dao lam, mấy chai dầu hỏa, hai cây que mồi lửa, hộp quẹt gas, ngoài ra còn thêm cả mấy con rắn lục...!!!

Nhìn những gương mặt nhăn nhó khó chịu sau mỗi lần ngậm dầu hỏa phun lửa, thực khách chứng kiến ai nấy cũng chạnh lòng. Bọn trẻ chọn nghề nguy hiểm này để mưu sinh ở TP.HCM đa phần là có hoàn cảnh rất khó khăn. Sau mỗi đêm biểu diễn vất vả, số tiền mà các em kiếm được chỉ hơn 100.000 đồng. Một em nhỏ cho chúng tôi biết, số tiền ít ỏi này các em phải chia lại cho thầy, là người dạy các em những chiêu trò biểu diễn nguy hiểm này, số còn lại sẽ đem về phụ giúp gia đình. Với bọn trẻ, chọn nghề "đùa với lửa", có thể bị "tai nạn nghề nghiệp" bất cứ lúc nào nhưng em vẫn bất chấp tất cả để kiếm sống.

Những màn thổi lửa này không những nguy hiểm cho các em mà còn cho cả người dân đi đường vì chủ các quán nhậu không cho các em biểu diễn trên lề đường, gần các thực khách nên các em phải đứng dưới lòng đường. Khách đi đường mỗi khi đi ngang qua đây phải chú ý tránh ngọn lửa và tránh cả các em, vì nếu không sẽ bị "những chú rồng lửa nhí "này thiêu cháy, hoặc gây tai nạn cho chính các em đang say mê biểu diễn.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 3

Nhai dao lam, một màn biểu diễn nguy hiểm không kém nuốt dầu hỏa phun lửa.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 4

Vai ba lô, tay chiếc ca nhựa, các em  lang thang qua từng quán nhậu.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 5

Những em bé từng làm nghề ngậm dầu hỏa phun lửa đều có điểm chung là môi miệng bị thâm đen vì phỏng lửa.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 6

Sau màn biểu diễn em lê la vào quán để xin tiền từ các thực khách.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 7

Hết màn biểu diễn, xin tiền ở điểm này, có em được người nhà đưa đến một địa điểm biểu diễn khác.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 8

Một ngày trung bình mỗi em phải ngậm gần 2 lít dầu hỏa vào miệng để thổi lửa.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 9

Những giấc ngủ mệt mỏi, vật vạ ở bất cứ nơi đâu của bọn trẻ sau những màn biểu diễn.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 10

Mặc trên người bộ đồng phục học sinh, nhưng những em bé này thay vì mang cặp đến trường thì len lỏi khắp các công viên, quán ăn để bán hoa.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 11

5 tuổi - lứa tuổi quá nhỏ để em bé này phải  bươn chải kiếm sống hằng ngày.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 12

Xấp vé số, tờ giấy dò đã làm mất đi tuổi thơ của em.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 13

Còn đứa trẻ này hằng ngày vẫn lê la tại đường Phạm Ngũ Lão -Quận 1, nơi có nhiều khách tây để đánh giầy.

Trẻ kiếm ăn: Từ nuốt lửa đến nhai dao lam - 14

Đã 12 đêm, nhưng giỏ hoa trên tay bé gái này vẫn còn đầy

Cuộc sống mưu sinh đã cướp đi tuổi thơ của nhiều đứa trẻ, khi sự hồn nhiên, đáng yêu được thay thế bằng sự ranh mãnh, với đủ nghề từ bán vé số, bán kẹo, bán bông... Hầu hết tất cả các quán nhậu, quán cà phê lớn nhỏ tại TP.HCM nơi đâu cũng đều có thể bắt gặp được những đứa trẻ này. Và đằng sau chúng là những câu chuyện buồn về sự nghèo khó, mồ côi, thiếu thốn đủ điều từ tình cảm đến vật chất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thế Yên ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN