Tranh cãi đúng sai vụ tài xế bị xe đâm hai lần liên tiếp

Vụ việc hy hữu một tài xế nguy kịch vì bị xe đâm hai lần liên tiếp đang gây những tranh luận trái chiều.

Tranh cãi đúng sai vụ tài xế bị xe đâm hai lần liên tiếp - 1

Tài xế xe tải (áo hồng) bị xe đâm liên tiếp hai lần trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Liên quan đến vụ việc hy hữu xảy ra hai vụ TNGT liên tiếp mà nạn nhân lại chỉ là một người chiều 22/11 tại Km 34 cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (đoạn qua xã Thuận Thành, Tx. Phổ Yên, Thái Nguyên), Công an Tx. Phổ Yên đã làm rõ danh tính nạn nhân và những người liên quan.

Theo đó, khoảng 16h30 ngày 22/11, xe tải BKS 20C-127.79 chở củi do anh Nguyễn Văn Cao điều khiển, trên xe có các anh Lê Văn Trung, Phạm Văn Tuân (cùng trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đang đi hướng Thái Nguyên - Hà Nội thì bị nổ lốp, nên dừng ở làn sát dải phân cách giữa để sửa chữa.

Lúc này, xe tải BKS 20C-056.54 do anh Nguyễn Văn Nhung (SN 1989, trú tại xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) điều khiển, chạy phía sau cùng chiều đã đâm thẳng vào xe tải chở củi.

Tranh cãi đúng sai vụ tài xế bị xe đâm hai lần liên tiếp - 2

Cú đâm khá mạnh khiến đầu xe tải BKS 20C-056.54 bẹp rúm, tài xế Nhung kẹt cứng trong cabin, 2 chân gãy. Người dân phải mất 30 phút dùng xà beng cậy cabin để giải cứu tài xế.

Cú đâm khá mạnh khiến đầu xe tải BKS 20C-056.54 bẹp rúm, tài xế Nhung kẹt cứng trong cabin, 2 chân gãy. Người dân phải mất 30 phút dùng xà beng cậy cabin để giải cứu tài xế.

Sau khi giải cứu được tài xế Nhung, người dân bế nạn nhân băng qua dải phân cách sang chiều đường hướng Hà Nội - Thái Nguyên vẫy một taxi BKS 20A-24847 do anh Nguyễn Hữu Tới điều khiển dừng lại để chở tài xế Nhung bị gãy chân đi cấp cứu.

Trong khoảng thời gian rất ngắn, khi tài xế Nhung đã nằm ở băng ghế sau taxi, một người dân tốt bụng lên xe đi cùng tài xế đến bệnh viện, còn vài người đang trở lại cabin xe tải của tài xế Nhung để lấy ví tiền, điện thoại cho nạn nhân thì bất ngờ, một xe tải BKS 29C-485.29 do anh Nguyễn Ngọc Linh (trú tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) điều khiển chạy cùng chiều lao tới, đâm trực diện vào đuôi taxi.

Cú đâm của xe tải BKS 29C-48529 rất mạnh, ủn chiếc taxi về phía trước, nửa cuối chiếc taxi taxi bẹp dúm, tài xế Nhung bị gãy chân trước đó tiếp tục bị chấn thương nặng lần hai, bất tỉnh. Người dân đi cùng cũng bị thương do cùng ngồi ở ghế sau

Lại một lần nữa, người dân phải tiếp tục phá dỡ đuôi xe, đưa các nạn nhân ra ngoài.

Tranh cãi đúng sai vụ tài xế bị xe đâm hai lần liên tiếp - 3

Cú đâm của xe tải BKS 29C-48529 rất mạnh, ủn chiếc taxi về phía trước, nửa cuối chiếc taxi taxi bẹp dúm, tài xế Nhung bị gãy chân trước đó tiếp tục bị chấn thương nặng lần hai, bất tỉnh

Liên quan đến vụ tai nạn hy hữu này, trên mạng xã hội đang nổ ra các cuộc tranh luận về việc ai đúng, ai sai. Bởi tài xế taxi dừng xe trên cao tốc ở làn tốc độ cao (sát dải phân cách) nhưng trong một tình huống khá cấp bách là đưa người bị nạn đi cấp cứu. Nhiều ý kiến lo ngại, tài xế taxi có thể bị khép tội trong trường hợp này.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết, về góc độ pháp lý, đây là vụ TNGT gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Việc đánh giá chính xác lỗi vi phạm Luật GTĐB thuộc về ai để làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật cần đợi kết quả điều tra của Cơ quan chức năng.

Nhưng theo quan điểm của luật sư, xét về lỗi có thể thấy, mặc dù không bị che khuất tầm nhìn, lái xe tải đã thiếu quan sát, không giảm tốc độ từ xa khi thấy xe taxi đang dừng trên đường đưa người đi cấp cứu. Như vậy, tài xế xe tải BKS 29C-48529 vi phạm Khoản 5, Điều 4 Luật GTĐB. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Vi phạm Điều 12 Luật GTĐB tốc độ và khoảng cách giữa các xe; Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định các trường hợp phải giảm tốc độ: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp “có chướng ngại vật trên đường”.

Tranh cãi đúng sai vụ tài xế bị xe đâm hai lần liên tiếp - 4

Cộng đồng mạng lo ngại tài xế taxi dừng đưa nạn nhân đi cấp cứu sẽ bị "vạ  lây"

Còn tài xế xe taxi BKS 20A-24847 dừng trên đường cao tốc để đón người bị nạn đi cấp cứu, phải thực hiện đúng Điều 18 Luật GTĐB. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ.

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: “Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại vị trí bên trái đường một chiều…”

Theo luật sư Thơm, chiểu theo Điều 18 Luật GTĐB thì lái xe taxi đã có dấu hiệu vi phạm, nhưng lỗi chính là xe tải đâm taxi đang dừng đỗ. Cần phải xem xét thận trọng việc có nên xử lý xe taxi hay không trong trường hợp này...

Video: Cảnh tài xế xe tải 2 lần bị ôtô đâm trên cao tốc

Video ghi lại khoảnh khắc tài xế xe tải gặp nạn lên xe taxi đi bệnh viện lại tiếp tục bị đâm lần 2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Anh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN