Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị

Trang englishrussia.com vừa có phóng sự ảnh về một hệ thống radar và tên lửa độc nhất vô nhị ở Nga. Đây là di sản quân sự từ thời Liên Xô.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 1

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 2

Hệ thống radar lạ mắt của Nga, được sản xuất và hoạt động từ thời Liên bang Soviet.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 3

Don-2N (hay còn có tên là Pill Box) là hệ thống radar tĩnh đa chức năng, được trang bị các antenna mảng pha. Hệ thống này được đặt ở một khu vực sát nách thủ đô Moskva. Tổ hợp này có hình dạng kim tự tháp với bốn góc vát, cao 33m. Mỗi cạnh của công trình dài 130m.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 4

Một hệ thống phòng thủ tên lửa bao gồm hai phần chính: thiết bị dò tìm tên lửa và các loại tên lửa dùng để bắn hạ tên lửa đối phương. Thiếu bất cứ thành tố nào, cả tổ hợp trở nên vô dụng.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 5

Quy trình vận động của một tên lửa đạn đạo như sau: Sau khi được đưa vào bệ phóng và kích hoạt, tên lửa sẽ bay theo quỹ đạo đường đạn (đạn đạo), đi vào lớp khí quyển dày đặc rồi lao tới mục tiêu.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 6

Những container này được sử dụng trong quá trình vận chuyển tên lửa.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 7

Rất dễ tiêu diệt tên lửa đối phương ở giai đoạn đầu (sau khi phóng). Để làm việc này, các vệ tinh quét tìm tên lửa đối phương theo tín hiệu bức xạ tia hồng ngoại phát sinh từ nhiên liệu của động cơ tên lửa.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 8

Ở giai đoạn hai, tên lửa đối phương có thể được phát hiện với sự trợ giúp của hệ thống radar. Càng phát hiện sớm càng tốt bởi chỉ còn 15 phút hành động trước khi tên lửa đối phương đánh trúng mục tiêu.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 9

Bức màn bảo vệ bằng công nghệ sinh học. Khối tường thép này cao hơn cả cây cối xung quanh.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 10

Trong khu phức hợp, một số phòng được xem là tuyệt mật.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 11

Ở giai đoạn cuối, chỉ còn vài phút trước khi tên lửa đối phương tiêu diệt mục tiêu. Lúc này nó bay với tốc độ cực lớn. Một radar phải phân biệt được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 12

Theo hiệp định Liên Xô và Mỹ ký năm 1970, mọi quốc gia có quyền đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại một khu vực duy nhất. Liên Xô chọn vùng Moskva còn Mỹ chọn vùng Bắc Dakota, nơi có các hầm chứa tên lửa hạt nhân.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 13

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 14

Việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo bắt đầu từ năm 1971. Hệ thống Don-2N được đưa vào hoạt động năm 1989. Tổ hợp này có khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo vượt đại châu, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân…

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 15

Công trình Don-2N bắt đầu được khởi công năm 1978, tiêu tốn 30.000 tấn thép, 50.000 tấn bê tông và 20.000 km cáp.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 16

Tổ hợp phòng không Don-2N có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời Nga và các nước CIS khỏi các nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ độ cao tối đa 40.000 km.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 17

Ngay khi phát hiện một mục tiêu, tổ hợp bắt đầu theo dõi đường đi của nó và xác định đó có phải là mối nguy thực sự hay không.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 18

Khi kẻ thù sử dụng vũ khí phá hủy hàng loạt, tổ hợp tự động chuyển sang chế độ đặc biệt. Đã có sẵn thức ăn, nước uống, thiết bị lọc không khí, hệ thống cấp điện tự động và cả máy điều hòa nhiệt độ. Người ta sẽ sử dụng nhiều đường hầm dẫn đến tổ hợp, trong đó một đường hầm đủ lớn cho xe tải chạy trong đó.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 19

Có thể  thấy rõ nhiều phần của tổ hợp trong bức ảnh này. Thiết bị antenna nằm ở cuối. Thiết bị điều khiển và khuếch đại tín hiệu chiếm phần lớn diện tích.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 20

Bàn điều khiển cho phép hoán đổi, dịch chuyển các modul.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 21

Đây là trung tâm điều khiển, nơi nhiều dữ liệu quan trọng được lưu trữ, thông tin về không gian, môi trường sóng điện được xử lý và phân tích.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 22

Một màn hình theo dõi.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 23

Trung tâm chỉ huy của tổ hợp. Bình thường, sẽ không có tín hiệu hoặc rất yếu. Nhưng khi vệ tinh phát hiện tên lửa, tổ hợp ngay lập tức chuyển sang chế độ báo động.

Tổ hợp phòng không độc nhất vô nhị - 24

Khả năng đặc biệt của Don-2N được chứng minh hồi tháng 2-1994. Nó dường như là hệ thống phòng thủ tên lửa duy nhất có thể tìm và xác định quỹ đạo của một vật thể tròn có đường kính chưa đến 5cm được bắn lên không gian.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trường Thủy ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN