Tàu Curiosity lần đầu tiên phân tích khí quyển sao Hỏa

Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành phân tích bầu khí quyển của sao Hỏa lần đầu tiên để đánh giá hành tinh đổ có khả năng tồn tại sự sống hay không.

Sau khi hoàn thành việc phân tích mẫu đất đá trên sao Hỏa, thăm dò Curiosity đã bắt đầu quá trình phân tích bầu khí quyển của sao hỏa. Các nhà khoa học cho biết kết quả phân tích sẽ giúp họ hiểu hơn về bầu khí quyển của hành tinh đỏ cũng như đánh giá liệu hành tinh này có khả năng tồn tại sự sống hay không.

Các thiết bị trên tàu thăm dò Curiosity đã tiến hành phân tích mẫu không khí được thu thập gần khu vực Rocknest trong miệng hố lớn Gale. Kết quả ban đầu cho thấy rằng chất đồng vị carbon trong bầu khí quyển sao Hỏa hiện nay nặng hơn 5% so với chất đồng vị carbon tại thời điểm hành tinh đỏ hình thành.

Các nhà khoa học học đưa ra giả thuyết rằng môi trường trong quá khứ của sao Hỏa hoàn toàn khác hiện nay, với nước ở dạng lỏng và một bầu khí quyển dày hơn. Bầu khí quyền hiện tại của hành tinh đỏ mỏng hơn Trái đất 100 lần.

Trong lần phân tích bầu khí quyền sao Hỏa đầu tiên, tàu thăm dò Curiosity cũng đo nồng độ khí mê tan. Loại khí này là một thành phần hóa học quan trọng để sự sống tồn tại. Tuy nhiên, kết quả bước đầu cho thấy khí mê tan hầu như không có trong bầu khí quyển của hành tinh đỏ.

Cụ thể, nồng độ khí mê tan chỉ chiếm khoảng 1/ 1 tỷ trong thành phần bầu khí quyển sao Hỏa. Tỷ lệ này có thể coi khi mê tan không tồn tại trên hành tinh đỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN