Phát hiện côn trùng có não lâu đời nhất
Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của loài côn trùng với cấu tạo não phức tạp lâu đời nhất thế giới, với niên đại cách đây khoảng 500 triệu năm.
Hóa thạch được phát hiện trong đá bùn tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) thuộc loài Fuxianhuia protensa – tổ tiên cổ xưa của động vật chân đốt ngày nay. Các nhà khoa học cho biết loài động vật này sống ở kỷ Cambri có niên đại cách đây khoảng 520 triệu năm.
Phát hiện mới của các nhà khoa học cho thấy rằng loài công công tiến hóa có não bộ phức tạp sớm hơn nhiều so với chúng ta nghĩ trước đây, đồng thời giúp làm sáng tỏ thêm về lịch sử tiến hóa của loài động vật chân đốt – tổ tiên của các loài giáp xác, nhện và côn trùng.
Hóa thạch của loài Fuxianhuia protensa
Tiến sĩ Nicholas Strausfeld, tác giả của nghiên cứu thuộc trường đại học Arizona (Mỹ), cho biết: “Không ai nghĩ rằng một động vật có cấu tạo não phức tạp lại xuất hiện sớm đến như vật trong lịch sử của các loại động vật đa bào.”
Nghiên cứu hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong nghiên cứu về quá trình tiến hóa của côn trung thành những loài động vật mà chúng ta thấy ngày nay.
Hiện tại, các nhà khoa học nghiên cứu quá trình tiến hóa của côn trùng vẫn chia thành 2 phe. Một số nhà khoa học cho rằng công trùng tiến hóa từ cùng một tổ tiên thuộc lớp giáp xác, bao gồm của và tôm này nay. Trong khi đó, những nhà khoa học khác cho rằng côn trùng có nguồn gốc từ một nhóm giáp xác có chân mang.