Nhiều người phương Tây chém giết cho IS để… giải sầu

Mặc dù là Nhà nước Hồi giáo, tuy nhiên IS lại tập trung đông đảo các chiến binh phương Tây.

Hai người đàn ông trên chiếc xe buýt từ Antakya, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ để tới Reyhanli, giáp biên giới với Syria. Họ có bộ râu dài, mặc những chiếc quần lửng và xách những chiếc túi có dây rút nhỏ. Họ có biết sơ qua tiếng Ả rập, tuy nhiên họ nói với nhau bằng tiếng Anh. Họ chỉ là 2 trong số hàng trăm người Hồi giáo tới từ châu Âu, chuẩn bị tham gia cuộc chiến tại Syria.

Đó là câu chuyện của 2 năm về trước. Kể từ thời điểm đó, con số này đã tăng lên hàng ngàn người. Vậy những người này làm gì khi họ đã tới được đây?

Nhiều người phương Tây chém giết cho IS để… giải sầu - 1

Các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo (IS)

Nhà nước Hồi giáo (IS), một nhóm cực đoan tàn bạo tại Syria và Iraq với sự tham gia của rất nhiều chiến binh nước ngoài. Nhóm này lôi kéo các phần tử cực đoan bằng cách đăng các đoạn video, hứa hẹn thiên đường cho những người rời bỏ cuộc sống của họ tại phương Tây để sẵn sàng trở thành những chiến binh “tử vì đạo”.

Tại Syria và Iraq, những chiến binh này sẽ tham gia vào việc tàn sát những người không phải đạo Hồi. Họ cũng tham gia vào việc chiến đấu để chiếm giữ những con đập, căn cứ quân sự và khu vực nhiều dầu mỏ, hay tiến hành các vụ đánh bom liều chết tại Syria.

Các chiến binh phương Tây được sử dùng vì nhiều lí do khác nhau. Một trong những lí do đó là họ có thể email cho các gia đình nạn nhân bằng ngôn ngữ của quốc gia ấy để đòi tiền chuộc.

Theo các chuyên gia, IS không đơn thuần là một tổ chức có sự tham gia của những người phương Tây, mà trên hết tổ chức này muốn xây dựng một nhà nước Hồi giáo trên toàn thế giới, không phân chia ranh giới, tuân theo luật Sharia hà khắc.

Nhiều người phương Tây chém giết cho IS để… giải sầu - 2

Hình ảnh một chiến binh nói giọng Anh của tổ chức IS hành quyết nhà báo người Mỹ Jame Foley đã gây chấn động thế giới

Theo tổ chức Soufan, một cơ quan tình báo có trụ sở tại New York, Mỹ, tính tới cuối tháng 5 năm nay đã có 12.000 chiến binh tới từ 81 quốc gia trên thế giới tham gia vào Nhà nước Hồi giáo (IS), trong số đó có khoảng 3.000 người tới từ phương Tây. Và đến nay con số này chắc chắn còn cao hơn rất nhiều. Kể từ khi IS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo vào ngày 29/6, tổ chức này tiếp tục tuyển mộ thêm nhiều binh sĩ.

Sự kiện chặt đầu nhà báo người Mỹ James Foley vào ngày 19/8 vừa qua bởi một chiến binh bịt mặt nói giọng Anh đã thu hút sự chú ý của truyền thông. Việc này có thể lý giải khi vào những năm 1990, London là nơi ẩn náu cho những kẻ cực đoan, trong đó có rất nhiều người Hồi giáo, và khiến thành phố này trở thành trung tâm mạng lưới của những kẻ thánh chiến tại châu Âu.

Hầu hết những chiến binh phương Tây là những người đàn ông dưới 42 tuổi, tuy nhiên tổ chức này cũng lôi kéo không ít phụ nữ. Số phụ nữ phương Tây tới Syria tham chiến chiếm từ 10-15%. 30% trong số này đến từ Thụy Điển. Một số người tới đây với hy vọng lấy chồng, một số khác tham gia vào các liên đoàn nữ giới để bảo đảm rằng phụ nữ ở những khu vực mà IS kiểm soát tuân theo những điều luật của đạo Hồi, một số khác thì tham gia vào các trận chiến.

Nhiều người phương Tây chém giết cho IS để… giải sầu - 3

Trong số 12.000 chiến binh của IS có khoảng 3.000 chiến binh tới từ phương Tây

Sự nghèo đói không thể lý giải cho việc các chiến binh phương Tây gia nhập IS. Rất nhiều trong số họ là tầng lớp trung lưu. Nasser Muthana, 20 tuổi, tới từ xứ Wales, được biết với cái tên Abe Muthana al Yemeni trong một đoạn video của IS, đã được cấp học bổng học ngành y học tại 4 trường đại học. Hay như Muhammad Hamidur Rahman, một chiến binh khác người Anh, là một người đàn ông trẻ tuổi, từng làm việc tại một cửa hàng bán lẻ ở Postmouth, thành phố bên bờ biển của nước Anh. Cha của người này điều hành một nhà hàng cà ri, và cũng không phải là người mộ đạo.

Giải thích cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân đó là họ muốn thoát khỏi sự buồn chán của gia đình và tìm một cái gì đó khác lạ. Ông Raffaello Pantucci, một nhà nghiên cứu tại Viện Công vụ Hoàng gia cho biết: “Một số cá nhân muốn rời bỏ nơi mình sinh sống vì họ thấy rằng cuộc sống đó không thuộc về họ”. Hình ảnh những chiến binh chơi bi-a, ăn uống, chơi đùa ở hồ bơi đã phần nào khiến những thanh niên đang thấy bế tắc ở những thị trấn buồn tẻ bị thu hút.

Mạng lưới của các chiến binh này có thể bắt gặp ở bất cứ đâu ở phương Tây. Họ có thể tập trung thành những nhóm nhỏ trong nhà để xe, trong những căn hộ, những nơi khó bị phát hiện. Không chỉ có vậy, những trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter đã giúp họ lôi kéo được không ít chiến binh.

Và việc những chiến binh này trở về nhà khiến các chính phủ phương Tây không khỏi lo ngại. Mỹ đã tiến hành các vụ đàn áp bất cứ đối tượng nào mà họ nghi ngờ có thể tham gia vào IS. Trong khi đó, tại châu Âu, các chính phủ dường như thận trọng hơn khi họ có những chương trình nhằm giúp các thanh niên rời bỏ các tổ chức và thoát khỏi con đường cực đoan. Tuy nhiên cho dù với cách thức nào đi chăng nữa thì số lượng chiến binh phương Tây xuất hiện trong video của IS ngày càng nhiều, và không ai biết được vào ngày mai, những người này có thể trở về quê hương và trở thành những kẻ giết người hàng loạt tại các con phố ở London, Paris hay New York hay không.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nhung (Theo Economist) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN