Người lao động các quốc gia khác có được rút BHXH một lần?

Sự kiện: Tin nóng

Để hạn chế người lao động rút BHXH một lần cần phải giải quyết được các nguyên nhân cơ bản dẫn tới hành vi rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động.

Theo Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) và Tổ chức lao động quốc tế (ILO), các quốc gia có hệ thống bảo hiểm hưu trí giống như Việt Nam đều không cho hưởng BHXH một lần trước tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp định cư ở nước ngoài hay bị bệnh hiểm nghèo. 

Tại những nước có hệ thống BHXH có mức hưởng được xác định trước như Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Colombia…, người lao động được hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, việc chi trả BHXH một lần chỉ được chi trả khi đến tuổi nghỉ hưu mà người lao động chưa đủ thời gian đóng góp để hưởng chế độ hưu trí.

Tại Đức, Luật Hưu trí của nước này không quy định việc chi trả tiền BHXH một lần cho toàn thời gian người lao động đã đóng góp. Nhưng đối với người đóng BHXH hưu trí chưa đủ 5 năm mà có yêu cầu thì họ sẽ được nhận BHXH hưu trí một lần và chỉ nhận được phần do chính người lao động đóng góp. 

Lý do, vì đây là khoản tiền người lao động đóng góp từ phần tiền lương của họ, còn phần đóng góp BHXH của người sử dụng lao động thì không phải là tiền lương của người lao động. Phần do người sử dụng lao động đóng cũng không được hoàn trả vì quốc gia này quan niệm đó là khoản đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội.

Để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần cần phải giải quyết được các nguyên nhân dẫn tới việc rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động

Để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần cần phải giải quyết được các nguyên nhân dẫn tới việc rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động

Ở Singapore không có chính sách BHXH một lần, nhưng có quỹ BHXH tiết kiệm riêng (Quỹ Phòng xa (CPF) nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết các nhu cầu cấp thiết trước mắt cho người lao động. Quỹ này có sự tham gia của người lao động, người sử dụng lao động và Chính phủ với mục tiêu là đáp ứng những nhu cầu tối thiều cho các thành viên như chỗ ở tạm thời, thức ăn, quần áo và các dịch vụ vể sức khỏe khi họ về già hoặc các nhu cầu khác khi họ không còn khả năng làm việc. 

Người tham gia có thể rút tiền trong các trường hợp nghỉ hưu, tàn tật vĩnh viễn, sở hữu nhà ở và chăm sóc y tế. Các khoản tiền, trợ cấp phụ cấp bắt buộc phải đóng vào quỹ CPF bao gồm: các loại tiền thưởng (làm việc hiệu quả, chuyên cần, doanh thu, thưởng lễ, tết); các khoản phụ cấp (sinh hoạt, điện thoại, công tác, du lịch, tiền ăn, tiền học cho con, làm ngoài giờ, làm ban đêm, ngày lễ, du lịch…).

Theo Luật BHXH của Trung Quốc, người đóng bảo hiểm dưới 15 năm có thể chọn dừng đóng và nhận chi trả một lần, tuy nhiên, họ có những chính sách hưu trí riêng để khuyến khích người dân duy trì việc tham gia BHXH nhằm được hưởng lương hưu.

Luật Hưu trí Hàn Quốc có quy định về BHXH một lần. Đối tượng hưởng bao gồm người lao động từ đủ 60 tuổi nhưng chưa đủ 10 năm đóng BHXH; bị mất quốc tịch hoặc ra nước ngoài để định cư.

Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực để người lao động ở lại hệ thống an sinh lâu dài, được hưởng lương hưu khi về già

Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực để người lao động ở lại hệ thống an sinh lâu dài, được hưởng lương hưu khi về già

TS Nguyễn Thị Bích, Trưởng Bộ môn Luật lao động - Trường Đại học Luật TP HCM, nhìn nhận từ góc độ tiêu chuẩn lao động quốc tế cũng như quan điểm lập pháp của các quốc gia cho thấy việc rút BHXH một lần không được khuyến khích, thể hiện thông qua việc không thiết lập hành lang pháp lý cụ thể hoặc cho phép hưởng nhưng chi trả khi thỏa mãn điều kiện nhất định. 

Thực tiễn tại các quốc gia cũng cho thấy để hạn chế người lao động rút BHXH một lần, bên cạnh việc các quy định trực tiếp về BHXH một lần thì cần phải kết hợp với nhiều sách an sinh xã hội khác, trong đó quan trọng nhất là giải quyết được các nguyên nhân cơ bản dẫn tới hành vi rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động.

Theo bà Bích, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm thực thi có hiệu quả tại các quốc gia để hoàn thiện chính sách BHXH một lần trong lần sửa đổi Luật BHXH này. Chẳng hạn, tham khảo kinh nghiệm của Đức, xem xét bổ sung chính sách "đánh thuế" trên khoản tiền nhận BHXH một lần nhằm hạn chế việc rút BHXH một lần của người lao động nhưng cần tính toán kỹ lưỡng tỉ lệ % số thuế phải nộp trên khoản nhận BHXH một lần đối với những trường hợp được nhận với mức hưởng cao; Học hỏi Singapore trong việc bổ sung các chính sách nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt cho người lao động khi không có việc làm. 

Ví dụ như cho người lao động đã tham gia BHXH với một số năm nhất định (trên 5 năm) mà bị mất việc làm vay vốn ưu đãi tại các Ngân hàng Chính sách xã hội cho đến khi quay lại tham gia BHXH. 

Bên cạnh đó, nên xem xét để người lao động được hưởng chế độ hưu trí xă hội khi đủ tuổi nghỉ hưu nhằm tăng phạm vi tiếp cận của họ với chính sách này (hiện dự thảo Luật BHXH sửa đổi đề xuất 75 tuổi là quá cao); Xem xét việc sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đóng BHXH cho một số nhóm ngành nghề dễ bị thay thế lao động (các công việc có tính chất ngắn hạn, mùa vụ, ..) để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục sử dụng lao động, hạn chế tình trạng chấm dứt, sa thải để người lao động tiếp tục tham gia được vào hệ thống BHXH, hạn chế rút BHXH một lần…

Nguồn: [Link nguồn]

Đề xuất lộ trình để lao động từ đủ 15 tuổi đều tham gia bảo hiểm xã hội

Theo TS. Trần Văn Khải, cần quy định lộ trình để tất cả lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia lao động, có thu nhập tiền lương đều tham gia bảo hiểm xã hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MAI CHI ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN