Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội

Sự kiện: Cây sưa

Người dân thôn Phụ Chính đã dùng cưa máy để cưa 2 cây sưa quý trong chùa Phụ Chính, trong đó có một cây từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 1

Hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính trước khi bị chặt hạ

8h15 sáng 27/1, người dân trong thôn Phụ Chính (xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ) cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa trong chùa Phụ Chính. Đây là cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng. Tại khu vực khuôn viên chùa có 2 cây sưa, một cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm, 130 năm tuổi. Một cây khác cũng có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.

Nhóm thợ dùng 2 cưa máy thực hiện việc cưa cây. Hơn 100 người dân trong thôn có mặt theo dõi, giám sát việc chặt hạ cây. Ban đầu nhóm thợ cưa các cành của hai cây sưa, sau đó dùng máy xúc đào đất ở xung quanh gốc cây để đánh gốc cây sưa lên.

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 2

8h15 sáng 27/1, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ hai cây sưa trong chùa Phụ Chính. Lực lượng công an xã lập chốt đảm bảo cho người dân đi lại qua đường an toàn.

Ông Trần Thanh Tú, thành viên tổ bảo vệ cây sưa cho biết, sáng nay, ngoài người dân, công an xã còn có cán bộ kiểm lâm của huyện.

“Vì cây sưa nằm sát đường liên thôn nên lực lượng công an xã đã lập chốt chặn, ngăn người dân đi qua đoạn đường đang chặt cây đề phòng nguy hiểm”, ông Tú nói.

Theo ông Tú, sau chặt hạ cây, thấy rằng phần lõi cây vẫn còn tốt, không bị mối mọt. Trước thời điểm chặt hạ cây, ngày 26/1, các cụ bô lão trong làng đã làm lễ tại chùa xin phép được chặt hạ cây.

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 3

Nhóm thợ dùng 2 cưa máy cắt cành, thân cây sưa

Ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính cho biết thêm, sau khi chặt hạ, số gỗ sẽ được cho vào trong thùng container và hàn chắc chắn lại. Sau Tết, ban đại diện cộng đồng dân cư sẽ thành lập ban đấu giá, công khai đấu giá số gỗ sưa quý. Thùng container chứa gỗ sưa sẽ được để ở sân nhà văn hóa thôn. Hàng ngày, có tổ bảo vệ, công an xã thay nhau trông nom.

Theo ông Tuyến, kể từ sau khi Hà Nội có văn bản chấp thuận cho người dân bán cây, cũng có một số người đến thôn xem cây nhưng chưa ai trả giá mua. Hiện tại, xã đã nhận được văn bản của Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình bán cây sưa theo đúng quy định của pháp luật.

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 4

Các cành cây sưa được cắt xuống trước sau đó mới cưa thân và đào gốc cây

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 5

  Lực lượng chức năng cùng người dân trong thôn cùng giám sát việc chặt cây

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 6

Lõi cây sưa vẫn còn tốt, có màu đỏ

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 7

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 8

Cành, thân của cây sưa sau khi được chặt hạ sẽ chất lại thành đống lớn để lực lượng chức năng kiểm đếm số lượng gỗ thu được.

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 9

Xe cẩu hỗ trợ nhóm công nhân chặt hạ cây

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 10

Sau khi cắt cành, máy xúc sẽ xúc đất xung quanh để đào gốc cây lên

Người dân chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội - 11

Ssau khi chặt hạ, số gỗ sưa này sẽ được cho vào thùng container và hàn chắc chắn lại. Sau Tết, ban đại diện cộng đồng dân cư sẽ thành lập ban đấu giá, công khai đấu giá số gỗ sưa quý.

Trước đó, UBND TP Hà Nội có văn bản đồng ý cho người dân ở xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ bán đấu giá cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên chùa Phụ Chính. Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Hà Nội cho hay, số cây sưa còn lại trong chùa Phụ Chính, xã Hoà Chính là loại gỗ nhóm IA, cây trồng phân tán thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính.

Chính vì vậy, việc khai thác, sử dụng số gỗ sưa còn lại tại thôn Phụ Chính do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định. Tuy nhiên, việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc bán gỗ sưa cũng hoàn toàn do cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính quyết định.

Đại gia gỗ định giá bao nhiêu cho cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng?

Cây sưa trên 130 năm tuổi ở Hà Nội từng được thương lái trả giá 100 tỷ đồng sắp được đưa ra để giới buôn gỗ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN