Mảnh thủy tinh nằm trong tai 50 ngày mới phát hiện

Sự kiện: Thời sự

Kíp mổ đã lấy ra mảnh thủy tinh màu nâu đen dài khoảng 2,5cm nằm trong tai trái của bệnh nhân suốt 50 ngày.

Mảnh thủy tinh nằm trong tai 50 ngày mới phát hiện - 1

Mảnh thủy tinh lớn nằm trong tai bệnh nhân

Bệnh nhân được phẫu thuật để xử lý vết thương vùng tai do tai nạn lao động. Tuy nhiên, sau 50 ngày, các bác sĩ phát hiện vẫn còn mảnh thủy tinh lớn nằm trong tai bệnh nhân nên quyết định phẫu thuật tiếp để lấy dị vật.

Ngày 22/11, bác sĩ Phan Thanh Hoàng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (BV Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng), cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật lấy mảnh thủy tinh bị bỏ quên trong tai trái bệnh nhân N.V.T (41 tuổi, quận Hải Châu, Đà Nẵng).

Bệnh nhân cho biết, cách đây 50 ngày đã bị tai nạn lao động lao động gây chấn thương vùng tai. Sau đó, bệnh nhân được phẫu thuật và xử lý vết thương. Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân thường đau tai trái, thậm chí chảy máu tai nên ngày 18/11 đã đến bệnh viện thăm khám lại.

Tại đây, các bác sĩ đã nội soi và xác định trong tai trái bệnh nhân có dị vật nên chỉ định phẫu thuật. Trong quá trình thực hiện, kíp mổ đã lấy ra 1 mảnh thủy tinh màu nâu đen dài khoảng 2,5cm, rộng khoảng 0,5cm dày khoảng 0,5cm. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, thính lực bình thường, màng nhĩ không thủng nên bệnh viện quyết định cho xuất viện.

Đến ngày 22/11, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

Theo các bác sĩ, dị vật trong tai là bệnh lý (hay nói đúng hơn là tai nạn) khá thường gặp trong lĩnh vực Tai Mũi Họng, và xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng dị vật trong tai sẽ gây ra khá nhiều sự khó chịu hoặc thậm chí là khá đau đớn.

Các bác sĩ khuyến cáo xử trí dị vật trong tai như sau: Đối với các dị vật to, nằm lấp ló ra ngoài đảm bảo gắp, kéo nhẹ nhàng ra.

Phần lớn trường hợp, dị vật sâu hơn, không dễ dàng kéo hay gắp ra thì không nên cố sức khều móc vì phần nhiều, trong thực tế, là sẽ đẩy dị vật vô sâu thêm (nhất là các dị vật tròn, trơn); Hoặc cứ cố khều móc, dị vật di chuyển theo hướng không phù hợp lại gây tổn thương ống tai, tổn thương màng nhĩ (nếu là dị vật cứng, sắc nhọn).

Đối với trẻ em, chúng sẽ khóc, quẫy đạp nhiều nên khi cứ cố tìm cách khều móc dị vật thì nguy cơ gây tổn thương nặng thêm cho tai là rất cao.

Nếu không có kết quả, tốt nhất là đến gặp bác sĩ Tai Mũi Họng để các bác sĩ lấy dị vật ra càng sớm càng tốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN