Hy hữu: 7 ngân hàng đi “xiết” nợ tập thể

Khoảng 12 giờ trưa nay (6/6), khu phố Tân Long (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) náo loạn khi hàng chục chiếc ô tô chở theo rất đông người của 7 ngân hàng đồng loạt đến xiết nợ Công ty Trường Ngân chuyên kinh doanh mặt hàng cà phê.

Tại hiện trường, các ngân hàng tham gia vụ xiết nợ mang theo rất nhiều bảo vệ, nhân sự. Nhận được tin báo, Công an thị xã Dĩ An (Bình Dương) đã triển khai lực lượng đến hiện trường vãn hồi trật tự, đồng thời yêu cầu 7 nhận sự cao nhất của 7 ngân hàng có mặt phải vào một phòng để hội ý.

Được biết, mục tiêu xiết nợ của 7 ngân hàng là hàng ngàn tấn cà phê đang được lưu kho tại Công ty Trường Ngân. Các ngân hàng tham gia vụ xiết nợ này gồm: Ngân hàng Quân đội, VIB, NN&PTNT, Viettinbank, Hàng Hải, Phương Đông, Teckcombank.

Một nhân viên ngân hàng cho bết, do Công ty Trường Nguyên bị vỡ nợ nên nhiều ngân hàng cho vay vốn “tá hỏa” đồng loạt kéo đến trụ sở để thu hồi nợ. Đại diện một ngân hàng cho biết công ty trên đã vay của họ hơn 100 tỷ đồng nhưng nhiều tháng qua không chịu trả nợ. Khi phát hiện công ty trên vay cùng lúc 7 ngân hàng, các ngân hàng đã liên hệ với nhau để bàn phương án cùng thu hồi nợ.

Hy hữu: 7 ngân hàng đi “xiết” nợ tập thể - 1

Hơn 15 chiếc ôtô của 7 ngân hàng có mặt trong khuôn viên của công ty Trường Nguyên trưa nay, 6/6

Tuy nhiên, trong ngày 5/6, có thông tin một trong số ngân hàng trên sẽ tiến hành thu hồi nợ riêng lẻ vào ngày 6/6, mục tiêu là kho cà phê của công ty trên, nên các ngân hàng còn lại lập tức tổ chức lực lượng đến hiện trường để bảo vệ quyền lợi.

Vỡ nợ 600 tỷ vì lãi quá cao

Liên quan đến vụ 7 ngân hàng đồng loạt kéo đến trụ sở công ty “xiết” nợ, ông Nguyễn Xuân Bình chủ Doanh nghiệp Trường Ngân thẳng thắn thừa nhận doanh nghiệp đã mất khả năng thanh khoản, số tài sản là cà phê trong kho không thấm tháp gì so với số nợ.

Ông Bình cho biết, một trong những nguyên nhân khiến doanh công ty mình đối mặt với tình trạng “vây ráp” của các ngân hàng là do lãi suất của các ngân hàng trong quá trình cho vay quá cao. Ông Bình chia sẻ, có những thời điểm doanh nghiệp phải đối mặt với lãi suất cho vay hơn 20%. Và 4 năm trở lại đây doanh nghiệp của ông bắt đầu khốn đốn.

Theo chủ doanh nghiệp này, có thời điểm Trường Ngân là doanh nghiệp kinh doanh cà phê lớn hàng thứ 4, thứ 5 ở Việt Nam. Phần lớn sản phẩm cà phê của doanh nghiệp này (hạt cà phê) đều là hàng xuất khẩu đi các nước.

Hy hữu: 7 ngân hàng đi “xiết” nợ tập thể - 2

Chưa ngân hàng nào lấy được hàng để xiết nợ

Trong một diễn biến khác, theo thông tin chúng tôi có được, ngày 29/5 vừa qua, 7 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân Hàng NN&PTNN Việt Nam (Agribank) đã có buổi làm việc đi đến thống nhân phương án xử lý nợ của DN Trường Nguyên. Theo đó, việc phân chia kho hàng cà phê của DN này sẽ được các ngân hàng đàm phán thống nhất hoặc phân chia theo quyết định của tòa án.

Tuy nhiên, một ngày sau (ngày 30/5), ngân hàng VIB phát hành văn bản khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng cùng các ngân hàng liên quan thông báo trong quá trình theo dõi quản lý hàng hóa thế chấp VIB phát hiện công ty Trường Ngân có hành vi vi phạm pháp luật, hàng hóa được thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau (7 ngân hàng).

Ngày 29/05/2013, VIB đã nhận được một số thông tin cho thấy, một trong số 7 ngân hàng nêu trên do không đạt được quyền lợi như mong muốn nên đang có dấu hiệu triển khai biện pháp thu hồi nợ bằng cách tổ chức “cướp” số hàng hóa đã thế chấp cho VIB nêu trên, bất chấp các quy định của pháp luật và quyền lợi của các ngân hàng liên quan khác. Được biết, riêng khoản vay cả lãi và gốc, công ty Trờng Nguyên nợ của ngân hàng VIB là trên 118 tỷ đồng.

Tính đến 16 giờ chiều nay (6/6) công an thị xã Dĩ An (Bình Dương) vẫn đang lấy lời khai đại diện của các ngân hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cát Tường ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN