Giống táo Fuji từ đâu ra?

Trong những ngày gần đây, rộ lên thông tin táo Phú Sĩ (Fuji) trồng ở Yên Đài, Kỳ Hạ hay Tảo Nguyên (Sơn Đông, Trung Quốc) được trồng bằng công nghệ độc hại. Nhưng liệu trên thị trường chỉ có táo Phú Sĩ từ Trung Quốc? Giống táo này từ đâu ra?

Táo Phú Sĩ là giống cây được lại ghép từ những năm 1930, tại Phòng Nghiên cứu Tohoku ở Fujisaki, tỉnh Amaori, Nhật Bản những phải mãi tới năm 1962 mới ra thị trường. Giống này là kết quả lai ghép giữa hai giống táo Mỹ là Red Delicious và giống cổ truyền Virginia Ralls Genet. Vì được lại tạo ở vùng Fujisaki nên giống táo mới được đặt tên là Fuji chứ không liên quan đến ngọn núi Fuji (Phú Sĩ) nổi tiếng của Nhật Bản.

Táo Phú Sĩ có trái lớn, tròn, đường kính khoảng 75mm, thịt chặt, rất ngọt (chứa 9-11% đường), nổi tiếng trên toàn thế giới. Giống này có thể tươi rất lâu sau khi thu hái, so với các giống táo khác. Thậm chí người bán không cần dùng tủ lạnh để bảo quản. Còn nếu giữ lạnh, táo Phú Sĩ có thể tươi trong vòng một năm.

Giống táo Fuji từ đâu ra? - 1

Những trái táo Fuji của tỉnh Amaori, Nhật Bản

Ở Nhật, táo Phú Sĩ không có đối thủ. Nhiều nơi ở Nhật trồng táo Phú Sĩ nhưng táo vùng Amaori vẫn nổi tiếng nhất.Trong số 900.000 tấn táo sản xuất ở Nhật mỗi năm, có 500.000 tấn đến từ tỉnh Amaori. Táo Phú Sĩ cũng được trồng nhiều nơi bên ngoài Nhật Bản. Ở Trung Quốc, táo Phú Sĩ chiếm tới 80% trong tổng số 32 triệu tấn táo nước này sản xuất hằng năm (44% sản lượng thế giới), trong đó 7,1 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Trung Quốc hiện có 650 công ty xuất khẩu táo. Giá xuất khẩu ở thời điểm 2011 là 40 USD/20kg cho loại trái lớn, 35USD/20kg cho loại trái nhỏ. Giá táo đang có xu hướng tăng bởi lạm phát, giá phân bón, thuốc hóa học tăng…

Ở Mỹ, táo Phú Sĩ đứng thứ 4 trong số các loại táo được yêu thích. Giống này được trồng ở các bang Washington, New York và California với sản lượng 135.000 tấn/năm, chỉ đứng sau hai giống Red Delicious và Golden Delicious.

Cho đến nay, đã có thêm gần 30 biến thể táo Phú Sĩ được lai tạo ở nhiều nước, trong đó có 20 giống đã được cấp bằng sáng chế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trường Thủy (theo freshplaza.com, fas.usda.gov, wikipedia) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN