DANH MỤC
[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 2
[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 3

Một ngày trước đêm giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý, đêm 23-1 (nhằm 29 Tết), Chính phủ đã tổ chức một cuộc họp khẩn, kích hoạt cuộc chiến chống dịch.

Việt Nam đã ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 đầu tiên là người Trung Quốc.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 4

Hơn 50 ngày qua (từ ngày 17-4 đến nay) không phát hiện thêm ca Covid-19 mắc mới trong cộng đồng mà chỉ ghi nhận các trường hợp Covid-19 là người nhập cảnh và người trở về trên các chuyến bay đón công Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ về nước.

Là quốc gia có đường biên giới giáp Trung Quốc và phát hiện số ca bệnh từ rất sớm nhưng hiện Việt Nam đứng thứ 147 trong số 215 quốc gia và vùng lãnh thổ có ca Covid-19. Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia có trên 300 ca Covid-19 mà không ghi nhận tử vong.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 5

Những người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 6

Việt Nam đã chủ động áp dụng một loạt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn. Lần đầu tiên, chúng ta công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra là Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 7

Kiểm soát dịch Covid-19 tại ổ dịch ở Hà Nội

Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, các biện pháp của Việt Nam bao giờ cũng đặt ở một mức cao hơn so với khuyến cáo của WHO. Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng khai báo y tế bắt buộc với người nhập cảnh. Việt Nam cũng là một trong số ít quốc gia thực hiện biện pháp ngừng miễn thị thực, hạn chế nhập cảnh và áp dụng hình thức cách ly tập trung với người nhập cảnh từ hoặc đi qua các vùng dịch và với tất cả mọi người nhập cảnh từ ngày 21-3-2020... Các ca bệnh nhập khẩu được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

Người dân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế đều được đo thân nhiệt và khai báo y tế

Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Chính phủ đã chú trọng thực hiện nghiêm công tác phát hiện sớm, cách ly và giải quyết triệt để ổ dịch. Quyền được bảo vệ sức khỏe của người dân luôn được đặt ưu tiên hàng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân".

Chính quyền các cấp chưa lúc nào được đặt vào một tình thế cấp bách như thế để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ban Bí thư cũng yêu cầu xây dựng các phương án phòng, chống theo từng cấp độ lây lan dịch, thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg, về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra; trong đó nhấn mạnh phải coi việc phòng, chống dịch như "chống giặc".

Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đồng loạt biện pháp giãn cách xã hội. Ngày 31-3-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Chỉ nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động. Người dân đã thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1 đến 22-4 bằng cách ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, không tụ tập quá 2 người, giữ khoảng cách 2 m với người đối diện... Đây cũng là đại dịch đầu tiên trong lịch sử mà Việt Nam áp dụng biện pháp cách ly quy mô lớn và tiến tới cách ly toàn xã hội.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 11
[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 12

Đối mặt với dịch Covid-19, nếu như các "chiến sĩ áo trắng" phải bước vào một cuộc chiến cam go là sàng lọc từng người dân, điều tra dịch tễ, giám sát sức khỏe hằng ngày, khám sức khỏe tại chỗ cho người dân, ăn ngủ ở bệnh viện hằng tháng để điều trị, giành giật mạng sống cho bệnh nhân Covid-19, thì ở những nơi rừng núi hàng chục ngàn chiến sĩ áo xanh phải nhường chỗ ăn, ngủ, ngày đêm canh gác để ngăn chặn nguồn lây xâm nhập. Nhiều người đã nén lại nỗi đau chia lìa người thân, lập bàn thờ bố mẹ ngay tại khu cách ly vì nhiệm vụ, không thể về nhà để trọn đạo làm con.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 13

Những ca bệnh nặng nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương (Hà Nội)

Công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 nhận được sự đồng lòng rất lớn của hơn 90 triệu người dân Việt. Hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19" của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ngày 10-4, nhiều cá nhân, tập thể trong cả nước đã quyên góp, ủng hộ phòng, chống dịch. Từ những người già, trẻ em, những cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tuyến đầu, đến các địa phương hỗ trợ Hà Nội, hay những địa phương giáp biên cương hỗ trợ nước bạn... đều là những tấm lòng vàng góp sức cùng cả nước vượt qua dịch bệnh. Những ngày sau đó là hàng loạt cây ATM gạo, ATM thực phẩm miễn phí, siêu thị 0 đồng… chia sẻ khó khăn cho những người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh để không ai bị bỏ lại phía sau.

Chính phủ đồng hành với người dân bằng những chính sách hỗ trợ như gói an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 cũng như nhiều chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt khó.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 14

Các chuyên gia dịch tễ nhận định chưa bao giờ có dịch bệnh nào lại nhận được sự ủng hộ đồng lòng của người dân đến vậy. Người dân tuân thủ nghiêm túc các chỉ thị, thủ đô Hà Nội, TP HCM và các thành phố lớn khác trở nên vắng vẻ, các hàng quán trường học đóng cửa, học sinh nghỉ học ở nhà... Thành công này có sự góp sức của mỗi người dân Việt Nam. Đây chính là sức mạnh để Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 15

Nhiều chuyến bay đã đưa công dân Việt Nam về nước.

Trong cuộc họp ngày 6-4 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch khi Covid-19 đã được đẩy lùi, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã lên tiếng cảm ơn người dân đã đồng lòng cùng Chính phủ chống dịch dù phải chịu không ít bất tiện trong cuộc sống và thiệt thòi về lợi ích kinh thế.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 16

Trong số hơn 279 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh, 2 ca bệnh nặng nhất Việt Nam phải trải qua thời gian dài can thiệp ECMO là bệnh nhân số 19 và 91.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 17

Nữ bệnh nhân số 19 là một trong những ca bệnh Covid-19 rất nặng.

Nữ bệnh nhân 64 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội, là bác gái bệnh nhân số 17 (ca bệnh đầu tiên được ghi nhận trong giai đoạn 2 chống dịch). Bệnh nhân nhập viện ngày 6-3 và xuất viện sau 84 ngày điều trị. Đây là bệnh nhân nặng nhất trong số các ca mắc Covid-19 được điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương tính đến thời điểm này.

Bệnh nhân từng phải can thiệp thở máy xâm nhập, ECMO, từng ngừng tim trong đêm khiến các y bác sĩ phải cấp cứu liên tục suốt hơn 40 phút mới có thể tái lập tuần hoàn cho người bệnh. Với kết quả xét nghiệm 7 lần âm tính, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, tự thở khí phòng, dấu hiệu sinh tồn ổn định... , bệnh nhân 19 đã được công bố khỏi bệnh.

Sự hồi sinh của bệnh nhân 19 được coi là một kỳ tích bởi có những lúc tưởng chừng sự sống của bệnh nhân rơi vào tuyệt vọng. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của các y bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cuối cùng bệnh nhân đã khỏi bệnh để trở về với cuộc sống.

Trong buổi lễ được công bố khỏi bệnh sáng nay 27-5, bà H. xúc động bày tỏ niềm hạnh phúc khi được các bác sĩ cứu sống một cách ngoạn mục: "Tôi đã bình phục 70-80%, nhờ ơn các bác sĩ, y tá, điều dưỡng và tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ. Tôi đã được cứu sống lần thứ 2".

Cách đây ít ngày, bệnh nhân 19 đã được xuất viện trở về nhà ở TP HCM.

Các ca bệnh Covid-19 đặc biệt: bệnh nhân 19, bệnh nhân 91 và trẻ nhỏ mắc bệnh

Với bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh (43 tuổi) từ chỗ vùng phổi hoạt động được chỉ còn 10%, đến nay tỉ lệ thông khí phổi của bệnh này đã tăng lên gần 60%.

Nam bệnh nhân đã trải qua 80 ngày điều trị tại bệnh viện. Dù đã tỉnh táo, mỉm cười, tự cầm cốc uống nước, tiếp xúc được với nhân viên y tế, cai được ECMO (tim phổi nhân tạo) nhưng bệnh nhân cần nhiều tuần để cai máy thở. Đây được coi là một kỳ tích, bởi có những thời điểm trước đây, phổi của bệnh nhân đã đông đặc, vùng phổi hoạt động được chỉ còn 10%, sau tăng dần lên 20-30%, đến nay đã gần 60%. Bệnh nhân đã ngưng lọc máu liên tục, thận hồi phục. Sau 24 giờ ngừng sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo), bệnh nhân vẫn ổn định.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho rằng dù bệnh nhân có diễn biến tốt nhiều nhưng "chúng ta chưa thể nói trước được chắc chắn điều gì”. Tuy vậy sự hồi phục của bệnh nhân 91 là một nỗ lực phi thường, bởi chúng ta đã có những lúc bi quan, nhưng đến hôm nay đã có những ánh mắt, nụ cười của bệnh nhân 91 như một lời động viên, khích lệ các thầy thuốc, các chuyên gia để tiếp tục cố gắng, cống hiến sức lực để điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 20

Hội đồng chuyên môn với đội ngũ các bác sĩ hàng đầu trên cả nước đã nhiều lần hội chẩn liên viện về trường hợp bệnh nhân 91

Nam phi công mắc Covid-19 đã mỉm cười, bắt tay với bác sĩ.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 21

Chỉ đúng 15 ngày sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, ngày 7-2, Việt Nam công bố với thế giới đã phân lập, nuôi cấy được SARS-CoV-2 và là nước thứ 4 đạt được thành tựu này.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 22

Tiếp đó, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công được test kit bằng phương pháp elisa, độ chính xác cao. Các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 theo cách thức rất mới và tiếp cận với những nghiên cứu của thế giới. Đó là công nghệ vector virus, công nghệ tổng hợp gene DNA và RNA. Vắc-xin đã được tiêm thử nghiệm trên chuột. Bước đầu cho thấy hiện đàn chuột thí nghiệm khỏe mạnh, đang được tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch.

Dự kiến các nhà khoa học sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 do Việt Nam nghiên cứu trên chuột đợt 2 nhằm dò liều vắc-xin hiệu quả.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 23
[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 24

Các bệnh nhân Covid-19, trong đó có cả người nước ngoài, rơi nước mắt trong ngày xuất viện.

"Chúng tôi cảm ơn những nhà khoa học, bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế đã làm việc không kể thời gian để kiểm tra sức khỏe cho hàng ngàn người, chăm sóc cho các bệnh nhân mắc Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Công an và UBND các tỉnh đã huy động mọi nguồn lực cần thiết nhằm cách ly những người mắc Covid-19 hoặc có nguy cơ mắc Covid-19. Tất cả những trường hợp được chẩn đoán mắc Covid-19 đều được cách ly, nhập viện và được cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp và đầy nhân văn, dù đó là người Việt Nam hay người nước ngoài" - bức thư viết.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 25 [eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 26

Niềm vui ngày xuất viện

Đại sứ các nước đã gửi những lời cảm ơn sâu sắc vì đã hỗ trợ công dân nước họ tại các khu cách ly, hỗ trợ công dân trở về nước an toàn, hỗ trợ các trang thiết bị phòng, chống dịch. Đặc biệt, họ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự điều trị tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam.

Wayne Worrell - một giáo viên quốc tịch Anh sống tại Hà Nội - và các người bạn nước ngoài đã xây dựng dự án truyền thông "Cảm ơn Việt Nam - Việt Nam cố lên!". Dự án gửi tới thông điệp cảm ơn đội ngũ nhân viên y tế và lực lượng chức năng Việt Nam vì những nỗ lực quên mình của họ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19, đem lại sự bình yên cho mọi người, bao gồm cả những người nước ngoài đang sinh sống tại đây.

[eMagazine] Chống dịch Covid-19: Việt Nam khiến thế giới kinh ngạc! - 27

Sự kiện: Tin tức COVID-19
Thứ Sáu, ngày 12/06/2020 13:00 PM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Ngọc Dung- Thảo Nguyên- Anh Thanh ([Tên nguồn])