Diện kiến ‘vua nỏ’ xứ Mường

Sự kiện: Thời sự

Không chỉ có biệt tài bắn bách phát bách trúng, ông Phong còn là người duy nhất nắm giữ bí kíp làm nỏ ở mảnh đất Tân Sơn.

Người mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là "vua nỏ" Hà Văn Phong (SN1960, xóm Sặc, Tân Phú, Tân Sơn, Phú Thọ). Ông là một trong số ít cao thủ còn sót lại ở Tân Sơn có khả năng bắn bách phát bách trùng. Không những thế, ông là sư phụ của nhiểu xạ thủ giỏi đã giành được rất nhiều huy chương trong các cuộc thi lớn nhỏ và sở hữu cách chế tạo nỏ độc nhất vô nhị

Khi chúng tôi tò mò về cái tên “vua nỏ”, ông Phong bảo: “Thấy tôi đam mê nỏ nên người dân mới gọi như vậy thôi. Chứ tôi có tài giỏi gì đâu. Một người gọi, sau nhiều người gọi nên mới có cái tên “vua nỏ”.

Rót chén trà ấm mời khách, ông Phong nhớ lại những ngày còn nhỏ theo cha vào rừng săn bắn thú. Từ năm 13, 14 tuổi, ông cũng say mê luyện tập nỏ theo sự chỉ dẫn của bố mình.

“Tôi nghiện nỏ đến mức phải xin mẹ một yến thóc mang đến nhà thấy học cách làm nỏ. Rồi cộng thêm sự chỉ bảo của bố mình thì tôi cũng làm được.

Diện kiến ‘vua nỏ’ xứ Mường - 1

"Vua nỏ" xứ Mường

Một cái chưa được, tôi làm sang đến cái thứ 2, 3…Về sau, những chiếc nỏ tôi chế tác thì người sử dụng đều thấy hiệu quả hơn những người khác. Cho đến khi, nhà nước cấm săn bắn thú rừng, tôi càng có thời gian hơn để chế tạo những chiếc nỏ tuyệt đỉnh này”, ông Phong kể.

Ỏ Tân Sơn, ít người vượt được "đôi tay vàng" của ông Phong. Nhưng dù có bắn giỏi, chế tác nỏ tốt nhưng ông Phong vẫn chưa được nhiều người biến đến. Cho đến năm 1994, tỉnh Phú Thọ tổ chức hội thi bắn nỏ. Ông được gia đình, bạn bè vận động tham gia.

“Năm 2002, tôi thăm gia cuộc thi bắn nỏ toàn quốc tại Quảng Trị và đã bước lên ngôi vô định. Đối với tôi, mỗi cuộc thi hay giao lưu với các địa phương khác đều có những kỉ niệm đáng nhớ”. ông Phong chia sẻ.

Không chỉ ông Phong, nhiều người trong gia đình ông cũng trở thành tay cung giỏi, giành nhiều huy chương trong các cuộc thi.

Năm 2004, tỉnh Điện Biên tổ chức cuộc thi bắn nỏ trong khuôn khổ lễ kỉ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bà Hà Thị Phan – vợ ông Phong cầm nỏ do chính chồng mình chế tác và đã giành được giải.

“Các con tôi cũng đi tham gia thi đấu nhiều giải lớn. Giới trẻ bây giờ thông minh hơn và rất bản lĩnh", "vua nỏ" nói.

Cũng theo ông Phong, để chế tạo được một chiếc nỏ tốt thì rất vất vả. Không chỉ tỉ mỉ, làm đúng phương pháp mà còn phải có bí kíp riêng. Với ông, nguyên liệu làm nỏ là điều quan trọng nhất. Loại gỗ làm nỏ phải có tuổi 3 năm, sau khi lấy về phải để trên gác bếp cho “ngửi khói” thêm 3 năm nữa. Vậy, một chiếc nỏ trước khi hoàn thành đã có tuổi đời 6 năm.

Diện kiến ‘vua nỏ’ xứ Mường - 2

Ông Phong thể thiện khả năng bắn nỏ của mình.

Dây nỏ cũng phải là loại dây hết sức bền, tên bắn là loại cây mai, cây bương già. Sau khi vót tên xong, ông Phong phải để trên gác bếp một năm cho mũi tên chắc chắn. Những chiếc nỏ hoặc tên để học sinh tập ông để riêng một chỗ, còn nỏ đi thi đấu phải để cẩn thận, chỉ có xạ thủ mới được lấy ra tập luyện.

"Hơn chục năm nay, tôi dạy các thế hệ trẻ bắn và chế tác nỏ miễn phí. Tôi dạy không những để học trò rèn luyện sức khỏe mà còn thể hiện tinh thần thượng võ và lưu giữ lại nét đẹp văn hóa cho người Mường".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.Thu (Người đưa tin)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN