Đề xuất bảo lưu thời gian đóng BHXH sau khi rút 1 lần

Sự kiện: Thời sự

Theo đại diện Bộ LĐ, TB&XH, đề xuất bảo lưu thời gian đóng sau khi rút BHXH một lần có thể được xem xét đưa vào dự thảo sửa đổi Luật BHXH.

Cân nhắc đề xuất bảo lưu thời gian đóng BHXH với người rút 1 lần

Tại hội nghị tập huấn về chính sách BHXH, BHYT cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí năm 2022, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết một kết quả nghiên cứu cho thấy công nhân thường rút BHXH một lần với những trường hợp đóng dưới 10 năm trở lại.

Hội nghị tập huấn về chính sách BHXH, BHYT năm 2022

Hội nghị tập huấn về chính sách BHXH, BHYT năm 2022

Qua khảo sát, có 61,1% công nhân cho rằng sẽ nhận BHXH một lần.

Tỉ lệ công nhân không có dự định rút là 31,1% và có ý kiến khác là 7,9%. Trong đó, 56,7% công nhân ở miền Bắc có ý định nhận BHXH một lần, thấp hơn so với 63,3% công nhân ở miền Trung và 63,5% công nhân ở miền Nam. Đối với công nhân điện tử và công nhân may, tỉ lệ này là 59,8% và 62,5%.

BHXH Việt Nam thông tin, tính đến đầu tháng 5/2022, số người tham gia BHXH là 16,608 triệu người, đạt 86,6% kế hoạch, đạt 33,6% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 183.700 người so với tháng trước, tăng 60.800 người so với cuối năm 2021, tăng 521.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Trước nhiều ý kiến về “đề xuất bảo lưu thời gian đóng sau khi rút BHXH một lần”, ông Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, dù trong nội dung sửa đổi Luật BHXH lần này không đề nghị nội dung này, nhưng đây cũng là vấn đề ban soạn thảo đang cân nhắc để tới đây sửa luật có hay không bổ sung quy định này.

Tuy nhiên, nếu có thực hiện cũng cần có những quy định để hạn chế việc rút và đóng như: Quy định khoảng thời gian nhất định sau khi rút BHXH một lần được phép bảo lưu.

Đồng quan điểm, ông Hiểu cho rằng, nếu áp dụng theo đề xuất đó cũng nên có quy định rõ ràng về thời gian bảo lưu và tránh tình trạng lạm dụng việc rút BHXH một lần sau đó đóng bổ sung.

Sẽ giảm số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 10 - 15 năm

Chia sẻ thông tin về định hướng chính sách BHXH đến năm 2030 và một số nội dung dự kiến sửa đổi Luật BHXH, Ông Trần Hải Nam cho biết, mục tiêu Nghị quyết số 28 đặt ra là đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi tham gia BHXH.

Khoảng 35% LLLĐ trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; Khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí XH; Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%.

​Đồng thời, nghị quyết 28 đưa ra nội dung cải cách là sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí;

Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác; Sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần;

Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng BHXH để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ BHXH....

Bên cạnh đó, Luật BHXH sửa đổi cũng đề xuất sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm nhằm tạo điều kiện cho người lao động tham gia BHXH muộn, có thời gian tham gia BHXH ngắn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH...

Nguồn: [Link nguồn]

Ồ ạt rút BHXH một lần: Giảm tuổi nghỉ hưu hay giảm số năm đóng bảo hiểm?

Người lao động ngoài quốc doanh không thể duy trì làm việc đến 62 tuổi và đặc biệt nếu có thì tiền lương hưu cũng không sống nổi khi họ về già.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vũ Vũ ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN