Chuyện ít biết về những người ăn ngủ ở rừng sâu, chặn đứng… tiếng máy cưa của lâm tặc

Sự kiện: Nhịp sống 24h Gia Lai

Để giữ bình yên cho cánh rừng, những người lính lâm nghiệp thuộc Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn đóng ở huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), phải sống cảnh “ăn ngủ” ở vùng rừng giáp ranh với huyện Kbang và thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai).

Ông Nguyễn Văn Long (56 tuổi) – từng là kế toán ở trường tiểu học xã Vĩnh Sơn, thế nhưng ông bỏ nghề đến với núi rừng, bắt đầu công việc ở chốt bảo vệ rừng Cây Sung.

"Tôi mê cái nghề này vì giữ rừng như được du lịch sinh thái, không khí trong lành và quan trọng là giữ được rừng thì còn giữ được nhiều thứ cho cuộc sống", ông Long nói.

Những người lính lâm nghiệp đang đi thị sát giữa rừng sâu tỉnh Bình Định.

Những người lính lâm nghiệp đang đi thị sát giữa rừng sâu tỉnh Bình Định.

Tại trạm bảo vệ rừng Lò Than nằm ở xã Vĩnh Sơn, ông Lê Công Tám năm nay 52 tuổi nhưng đã có đến 21 năm bám víu với nhiệm vụ giữ rừng. Nhiều người khuyên ông tuổi đã cao nên chuyển việc về đồng bằng cho gần nhà, thế nhưng ông "lắc đầu" với lý do không thể xa rừng.

Theo anh Nguyễn Văn Suối, vùng rừng giáp ranh giữa huyện Vĩnh Thạnh với thị xã An Khê và huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) dài đến gần 50km, nên để giữ yên những cánh rừng này không hề dễ dàng.

Để xâm nhập vào rừng Vĩnh Thạnh, lâm tặc thường chọn đi từ hướng các vùng giáp ranh của tỉnh Gia Lai sang, vì giao thông thuận lợi. Họ thường tổ chức thành nhóm rất đông người, lén lút khai thác vào những ngày nghỉ cuối tuần, vào mùa mưa bão hoặc dịp lễ, Tết.

Chốt giữ rừng nằm xa trung tâm huyện.

Chốt giữ rừng nằm xa trung tâm huyện.

Khi đã tiếp cận được cây rừng, lâm tặc phân việc cho từng người theo từng nhiệm vụ cưa, xẻ… Cuối cùng, nhiệm vụ của những người vận chuyển, tiến hành đưa những súc gỗ lên xe máy độ chế, chở ra khỏi rừng.

"Bây giờ lâm tặc, không làm dây dưa như trước mà đánh nhanh rút gọn để tránh sự vây bắt của ngành chức năng", anh Suối chia sẻ.

Theo những người giữ rừng, hiện nay lâm tặc sử dụng máy cưa xăng chuyên dụng rất tinh vi, không phát ra âm thanh nên rất khó phát hiện. Nếu đứng cách nơi phá rừng chỉ chừng 30m, khó có thể nghe tiếng máy nổ, chỉ nghe tiếng xào xào của cưa và dây xích chạy.

Cánh rừng luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, có sự tham gia của người dân bản địa tỉnh Bình Định.

Cánh rừng luôn được bảo vệ nghiêm ngặt, có sự tham gia của người dân bản địa tỉnh Bình Định.

Đặc biệt, lâm tặc không mang theo cả máy cưa mà rã ra từng phần bỏ vào ba lô, khi vào đến rừng mới ráp lại. Nếu gặp lực lượng tuần tra, những người này đều viện lý do đi tìm lan rừng hoặc trứng kiến.

Trước những thách thức, khi được UBND tỉnh Bình Định giao quản lý những diện tích rừng giáp ranh, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn đã áp dụng nhiều biện pháp phương cách giữ rừng tận gốc, có cả người bản địa tham gia.

Trạm quản lý bảo vệ rừng Suối Cát.

Trạm quản lý bảo vệ rừng Suối Cát.

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn Nguyễn Ngọc Đạo lý giải, chúng tôi lập các chốt bảo vệ ngay trên những vùng rừng giáp ranh với tỉnh Gia Lai để ngăn chặn lâm tặc xâm nhập vào rừng tự nhiên phá rừng.

"Vùng rừng giáp ranh với tỉnh Gia Lai kéo dài gần 50km, chúng tôi lập đến 5 chốt bảo vệ rừng, chốt này cách chốt kia chưa đầy 10km. Ngoài ra, một số chốt phối hợp và 3 trạm bảo vệ rừng chính là trạm Lò Than, trạm Suối Cát và trạm Vĩnh Sơn. Với biên chế 14 người, không đủ nhân lực nên phải hợp đồng thêm với người dân là đồng bào dân tộc thiểu số để cùng trực chốt. Đây là cách kiểm soát chéo rất hiệu quả, có người dân tham gia trực chốt, những người lính lâm nghiệp nếu có ý định thông đồng với lâm tặc thì cũng không dám", ông Đạo nói.

Cuộc sống thường nhật của những người giữ rừng, xua đuối lâm tặc.

Cuộc sống thường nhật của những người giữ rừng, xua đuối lâm tặc.

Ngoài ra, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn còn thành lập tổ cơ động gồm 8 người, tổ này có mặt bất cứ điểm rừng nào có xảy ra sự cố hay những khu vực rừng đang có diễn biến phức tạp về nạn khai thác rừng trái phép, để kịp thời xử lý.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyện chưa kể ở “làng hai vợ” giữa đại ngàn

Có không ít người đàn ông dân tộc Cơ Tu lấy hai, ba vợ, cùng chung sống dưới một nếp nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dũ Tuấn ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN