Vì sao dịch bệnh không đến theo mùa?

Tình trạng bùng phát những dịch bệnh lây nhiễm ở trẻ vào các thời điểm không thể ngờ tới là một báo động lớn về vấn đề bệnh dịch không còn theo mùa như quan niệm trước giờ. Điển hình là 2 năm gần đây (2014, 2015), các dịch bệnh như sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu đều tấn công trẻ đồng loạt ngay sau dịp Tết Nguyên Đán, chứ không chỉ mùa hè.

Nguyên nhân khiến dịch bệnh không diễn tiến theo mùa

Tập trung ở môi trường đông người: Sau Tết, các bé quay trở về trường và có thể mang theo mầm bệnh, lây truyền lẫn nhau. Tương tự, thời điểm khai giảng năm học mới cũng là mùa dễ bùng phát bệnh, nhất là các dịch sởi, quai bị, rubella hay thủy đậu.

Thời tiết thay đổi đột ngột: Việc khí hậu chuyển mùa không chỉ xảy ra từ trời khô sang trời mưa của mùa hè mà từ cái lạnh sang ấm bất chợt, từ đông sang xuân hoặc chuyển lạnh đột ngột từ thu sang đông cũng dễ khiến sức đề kháng của trẻ yếu hơn. Đặc biệt, với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam thì mầm bệnh càng dễ “nằm vùng”. Chỉ cần có điều kiện thuận lợi thì ngay lập tức chúng sẽ tấn công những đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em.

Vì sao dịch bệnh không đến theo mùa? - 1

Ảnh minh họa: Thời tiết thất thường là nguyên nhân chính khiến dịch bệnh bùng phát vào những thời điểm mà phụ huynh ít đề phòng nhất như đầu mùa xuân

Phụ huynh không chủ động tiêm ngừa: Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn dịch bệnh tấn công cũng như giúp giảm thiểu tỷ lệ lan truyền bệnh trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, nhất là khu vực nông thôn, miền núi… vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng, vô tình “góp tay” vào việc lan truyền dịch bệnh.

Làm gì để bé yêu không bị nhiễm dịch bệnh theo mùa?

Với những nguyên nhân kể trên, có lẽ chúng ta cũng đã hình dung được những biện pháp giúp trẻ tránh được dịch bệnh. Cụ thể, phụ huynh hãy thực hiện các biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cho bé khi trở lại môi trường học tập sau thời gian nghỉ dài: vệ sinh tại nhà bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tắm cho trẻ ngày hai lần, lau dọn nhà cửa mỗi ngày. Ở nông thôn thì chúng ta nên phát quang bụi rậm, vườn tược, tránh để nước tù đọng trong lu, mương…

Tăng cường sức đề kháng cho bé ngay cả trước khi thời tiết chuyển mùa: Bổ sung đủ dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất… để trẻ có cơ thể khỏe mạnh, chống được sự tấn công của vi rút. Lưu ý cho trẻ ăn đủ các nhóm dưỡng chất, hạn chế kiêng khem để trẻ có hệ miễn dịch tốt.

Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh trước mùa dịch để tạo sức đề kháng từ đầu cho trẻ: Không có gì đơn giản mà hiệu quả cho bằng việc phòng bệnh thông qua việc tiêm vắc xin. Phụ huynh hãy đưa trẻ đi tiêm phòng đúng thời điểm, chủ động hỏi thông tin, tìm kiếm thông tin về bệnh và các loại văc xin để bé yêu được tiêm phòng đầy đủ.

Vì sao dịch bệnh không đến theo mùa? - 2

Ảnh minh họa: Mũi vắc xin sớm giúp tạo đề kháng kịp thời cho trẻ

Những lợi ích khi tiêm vắc xin sớm để phòng ngừa các bệnh sởi, quai bị, rubella, thủy đậu

1. Mỗi loại vắc xin cần có một khoảng thời gian từ 2-3 tuần để có hiệu lực và tạo kháng thể sớm cho bé yêu nhằm chủ động tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh. Do đó, đừng đợi đến khi dịch bệnh bùng phát mới đưa bé đi tiêm phòng mà phụ huynh cần nắm rõ thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh để tiêm ngừa kịp thời cho bé.

2. Khi tiêm phòng sớm, phụ huynh sẽ tránh được việc thiếu vắc xin khi quá đông người chọn tiêm dịch vụ giữa tâm dịch.

3. Tiêm nhắc lại sau mũi đầu có thể tăng khả năng bảo vệ lên đến 90-95% so với công dụng 80-85% của việc chỉ tiêm một mũi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN