4 bí kíp giảm viêm họng không cần kháng sinh

Sự kiện: Tai mũi họng

Mùa đông đến luôn làm các mẹ nặng nỗi lo viêm họng, khản tiếng ở con trẻ. Hiểu rõ, kháng sinh là “của để dành”, chỉ dùng khi thực sự cần thiết và không giúp chữa trị căn nguyên chủ yếu của bệnh là virus nên rất nhiều mẹ thông thái đã chủ động tìm đến các bài thuốc dân gian có tác dụng chữa trị an toàn, hiệu quả.

1. Vị thuốc độc đáo chữa viêm họng, khản tiếng từ cây Bướm Bạc

Cái tên Bướm Bạc có chút hơi xa lạ với nhiều chị em nhưng với những mẹ đã quan tâm, tìm hiểu và áp dụng thì đều nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Thảo dược này có lịch sử sử dụng ngàn năm trong nền y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, Theo Đông y, Bướm Bạc có vị hơi ngọt, tính mát và tác dụng dược lý trong chữa ho, viêm khí quản, sưng amidan, viêm hồng họng.

Cách thực hiện: Rễ Bướm bạc 20g, Huyền sâm 20g, rễ Bọ mẩy 10g. Sắc uống hằng ngày.

    4 bí kíp giảm viêm họng không cần kháng sinh - 1

Bướm bạc có tác dụng chữa ho, viêm khí quản, sưng amidan, viêm hồng họng

2. Quất ngâm đường phèn “trừ khử” khò khè, ho hắng

Đây là bài thuốc “kinh điển” giúp trừ khử những cơn ho cả ở trẻ em và người lớn. Tác dụng này đến từ khả năng kích thích hệ hô hấp, long đờm và ấm thanh quản trong tinh dầu quất. Ngoài ra khả năng đề kháng vốn yếu ớt của trẻ cũng được tăng cường nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Mẹ nên cho con uống hằng ngày vào mỗi sáng để phòng ngừa viêm họng, khản tiếng.  

Cách thực hiện: Các mẹ cần chuẩn bị quất sạch, đã được ngâm nước muỗi loãng trước đó 30 phút và để ráo. Bước 2: Bổ quất ra làm 3 và bỏ hạt đi (vì để hạt khi chưng sẽ bị đắng). Bước 3: Đổ quất đã bổ bỏ hạt cùng với đường phèn vào nồi đảo nhẹ tay. Bước 4: Bắc lên bếp và để lửa ở chế độ nhỏ chưng tầm 30' - 45' (Thấy đường ta hết và vỏ quất trong là được)

3. Chữa ho, trừ đờm bằng hành tây 

Loại củ tưởng chừng chỉ dùng đến trong căn bếp của các mẹ lại là bài thuốc dân gian chữa ho, trừ đờm cực hiệu nghiệm của người phương Tây. Lợi ích này của hành tây được chứng minh bằng chất phytonxit - một loại kháng sinh giúp sát khuẩn, trị ho và loại trừ đờm.  

Cách thực hiện: Hành tây rửa sạch thái lát mỏng, ướp thêm 1 thìa cà phê đường trong vòng 40 – 60 phút. Sau đó đem hỗn hợp hành tây và đường đem xay hoặc giã lấy nước cốt. Cho trẻ uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

4. Quả Kha tử – vị thuốc trị dứt điểm viêm họng, khản tiếng

Kha tử được biết đến nhiều hơn trong những năm gần đây như một xu hướng mới trong chữa trị viêm họng, khản tiếng. Quả của cây Kha tử có thể trị dứt điểm viêm họng, khản tiếng, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình Ấn Độ từ xa xưa.

4 bí kíp giảm viêm họng không cần kháng sinh - 2

Kha tử được xem là "biệt dược" chữa viêm họng, viêm thanh quản

Bằng nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học cho thấy, hoạt tính chống ho trong Kha tử thậm chí còn cao hơn cả chất chống ho mạnh nhất là codein. Hiệu quả này được tạo ra nhờ hoạt chất Polysaccharid. Nó có khả năng làm giảm rõ rệt phản xạ ho ngay từ phút 30 khi người bệnh uống.

Thêm vào đó, hoạt tính dược lý kháng virus, kháng khuẩn giúp Kha Tử có khả năng trị căn nguyên sâu xa gây ra viêm họng, khản tiếng. Vì 80% nguyên nhân gây viêm họng, viêm thanh quản là do virus gây ra. Cách thực hiện: Quả kha tử khô, chặt thành miếng nhỏ, bỏ hạt, vỏ giã dập rồi ngậm để chữa chứng đau cổ họng, khản tiếng. Ngậm trong 2-3 ngày bệnh sẽ khỏi.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương: "Trước thực trạng bệnh viêm họng, khản tiếng có nguyên nhân chiếm tới 80% là do virus, điển hình như virusRhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virut cúm A, cúm B, Viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV); và khoảng 20% còn lại do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu,… thì với hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn như trên, Kha tử chính là giải pháp giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm họng, khản tiếng. "

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ ho, viêm mũi họng, khản tiếng,

 Vui lòng gọi tổng đài: 1800.6855 (Dược sĩ tư vấn, miễn cước gọi)

4 bí kíp giảm viêm họng không cần kháng sinh - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Hương.
Tai mũi họng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN