WHO lấy tiền từ đâu để hoạt động?

Theo các nhà phân tích, việc Mỹ dừng tài trợ cho WHO sẽ ảnh hưởng đến những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới không chỉ trong cuộc chiến với Covid-19 mà còn nhiều loại dịch bệnh khác như Ebola, sốt rét, ung thư, tiểu đường, HIV và bại liệt.

Sau quyết định dừng tài trợ của ông Trump, Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết, Tổ chức Y tế Thề giới sẽ “làm việc với các đối tác để lấp đầy bất kỳ khoảng trống tài chính nào và đảm bảo công việc không bị gián đoạn”. Vậy WHO có những nguồn thu nào để “lấp đầy khoảng trống” do Mỹ để lại?

Vài giờ sau tuyên bố dừng hỗ trợ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tỷ phú Bill Gates – một trong những nhà tài trợ lớn nhất của WHO, cho biết, ông sẽ trích thêm 150 triệu USD từ quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates của vợ chồng mình để ủng hộ Tổ chức Y tế Thế giới. Trước đó, Quỹ Bill & Melinda Gates cũng đã cam kết tài trợ 100 triệu USD cho WHO để chống Covid-19.

“Covid-19 không có biên giới. Ngay cả khi một số quốc gia đã thành công trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh, virus vẫn có thể quay trở lại từ những ổ dịch khác. Chúng ta cần phải hành động ở khắp mọi nơi. Đánh bại đại dịch này đòi hỏi mức hỗ trợ và hợp tác quốc tế chưa từng có”, ông Gates phát biểu.

Tiền của tỷ phú Bill Gates là một trong những khoản tài trợ đến từ khối tư nhân mà WHO có được hằng năm.

Việc Mỹ dừng tài trợ có thể ảnh hưởng đến những hoạt động của WHO trong phòng chống nhiều loại dịch bệnh (ảnh: Fox News)

Việc Mỹ dừng tài trợ có thể ảnh hưởng đến những hoạt động của WHO trong phòng chống nhiều loại dịch bệnh (ảnh: Fox News)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, được thành lập vào năm 1948 với mục tiêu dẫn dắt và điều phối những nỗ lực toàn cầu trong lĩnh vực chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng.

WHO hoạt động dựa trên chu kỳ ngân sách 2 năm. Trong giai đoạn từ 2020 – 2021, ngân sách hoạt động của WHO là 4,8 tỷ USD – chỉ bằng 1/4 số tiền mà Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ nhận được.

Phần kinh phí bắt buộc của các quốc gia thành viên đóng góp cho WHO được tính toán dựa trên khả năng kinh tế và dân số của mỗi nước, thường chiếm khoảng 20% tổng ngân sách của Tổ chức Y tế Thế giới. Phần còn lại đến từ các khoản đóng góp tự nguyện của các quốc gia và tổ chức, cá nhân, có thể thay đổi theo từng năm.

Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất, chiếm khoảng 20% tổng ngân sách của WHO. Trong giai đoạn 2018-2019 Mỹ tài trợ cho WHO 553 triệu USD. Sau Mỹ, Quỹ Bill & Melinda Gates của vợ chồng tỉ phú Gates là nhà tài trợ lớn thứ hai với 531 triệu USD trong những năm gần đây, chiếm gần 10% các khoản đóng góp cho WHO.

Trong số các quốc gia thành viên, Anh, Đức và Nhật Bản là các nước có đóng góp ngân sách lớn cho WHO, sau Mỹ. Việc đa dạng hóa nguồn ngân sách giúp cho WHO có thể giảm thiểu sự phụ thuộc vào một nguồn tài trợ hạn hẹp, từ đó tránh bị gián đoạn hoạt động.

Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus, một trong những nhân vật là trung tâm của cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)

Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus, một trong những nhân vật là trung tâm của cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)

Mặc dù ông Trump đã tìm cách giảm bớt những khoản đóng góp tự nguyện cho WHO nhưng Mỹ vẫn là quốc gia tài trợ tự nguyện cho WHO nhiều nhất.

Hầu hết tiền đóng góp tự nguyện của Mỹ cho WHO hướng đến việc chống lại bệnh bại liệt, nghiên cứu các loại vắc xin và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em toàn thế giới. Chỉ một phần nhỏ trong số này được Mỹ tài trợ cho việc phòng chống dịch bệnh.

Những quốc gia châu Âu cũng đóng góp rất nhiều cho WHO. Trong giai đoạn 2018 – 2019, Anh góp 7,79% tổng ngân sách WHO, Đức là 5,68% và Ủy ban Châu Âu là 3,3%.

Một số tổ chức y tế khác cũng có hỗ trợ tài chính cho WHO. Ví dụ Liên minh vắc xin GAVI đã trao 370 triệu USD cho Tổ chức Y Thế giới, phần lớn số tiền này được sử dụng cho việc nghiên cứu vắc xin.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Giám đốc phòng thí nghiệm virus Vũ Hán lên tiếng về nguồn gốc của Covid-19

Phòng thí nghiệm virus thuộc Viện Virus học Vũ Hán hiện đang là trung tâm của những cuộc tranh cãi về nguồn gốc của Covid-19....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Fox News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN