Vì sao Nga mềm mỏng trong vấn đề Triều Tiên?

Mới đây, tờ Moscow Times đăng tải bài viết của tác giả Maxim Trudolyubov bình luận về quan điểm của Nga đối với vấn đề Triều Tiên khác với cách Mỹ cư xử với quốc gia nghèo thuộc Đông Á này.

Theo đó, tác giả cho rằng, khi chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên ngày càng tiến bộ, chính sách đối ngoại của Mỹ đã bị chia rẽ thành hai con đường khác biệt rất nhiều.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới châu Á để chuyển tải chiến dịch đối ngoại cùng các quốc gia phối hợp đối phó với Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump ở nhà đã bùng nổ với những lời đe dọa mạnh mẽ sẽ thiêu rụi quốc gia này.

Vì sao Nga mềm mỏng trong vấn đề Triều Tiên? - 1

Các nhà lãnh đạo Trung - Mỹ - Nga có quan điểm và lợi ích khác nhau về vấn đề Triều Tiên.

Những lời hùng biện hùng hồn của Nhà Trắng đang đi ngược lại với những nỗ lực ngoại giao đưa quốc gia nghèo khó ở Đông Á vào bàn đàm phán. Hai tuần trước, ông Tillerson từng nêu quan điểm “chúng tôi không tìm cách thay đổi chế độ, chúng tôi cũng không cố gắng đạp đổ chế độ, chúng tôi không tìm cách nhanh chóng thống nhất bán đảo” trong chuyến thăm châu Á của mình.

Tuy nhiên, những gì diễn ra trong cuộc gặp với những người đồng cấp đến từ Trung Quốc, Nga và châu Âu bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Manila, Philippines của ông Tillerson giờ đã thành tin tức cũ rích.

Một chính trị gia bị điều tra vì chiến dịch tranh cử và tuyệt vọng khi cố kết nối các cơ sở của mình thông qua những lời hùng biện mạnh mẽ, sự bùng nổ bất ngờ của ông Trump đã đẩy nước Mỹ và Triều Tiên đến việc đưa qua đẩy lại những lời đe dọa sẽ tấn công lẫn nhau.

Triều Tiên và Hàn Quốc được thành lập vào cuối Thế chiến II, khi quân đội Liên Xô bảo vệ phía bắc và lính Mỹ đến phía nam bán đảo. Miền nam đi theo con đường phát triển và trở thành quốc gia dân chủ, kết nối thương mại với khắp thế giới. Ngược lại, miền bắc theo đuổi con đường chủ nghĩa xã hội và duy trì chế độ lãnh đạo cha truyền con nối. Tới đây, Triều Tiên sẽ trở thành quốc gia duy trì chế độ này lâu đời nhất với hơn 70 năm tuổi.

“Trở thành mối đe dọa công khai của nước Mỹ chính là bánh mì và bơ của họ”, tác giả Maxim Trudolyubov viết trong bài của mình, “Đó là lý do vì sao cả Nga và Trung Quốc, hai nước chia sẻ biên giới chung với Triều Tiên, đều tỏ ra cảnh giác với việc sử dụng phương án đe dọa công khai khi thỏa thuận với Bình Nhưỡng.

Nga có cách tiếp cận mềm dẻo với Triều Tiên hơn hẳn Trung Quốc. Điều này không phải vì bất cứ sự đồng điệu nào giữa hai cựu đồng minh. Tất cả chỉ là vì lợi ích mà thôi. Triều Tiên là vấn đề của tất cả mọi người, nhưng hiện tại, nước này đem lại những vấn đề khác nhau cho mỗi cường quốc lớn trên thế giới.

“Dù khả năng hạt nhân liên lục địa của Triều Tiên là một sự thay đổi lớn với người Mỹ, nhưng với người Trung Quốc thì không. Họ luôn sống với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”, Jennifer Lind, phó giáo sư chuyên nghiên cứu về chính quyền tại Đại học Darmouth từng bình luận gần đây cho biết.

Sự sụp đổ của chế độ Triều Tiên có thể dẫn đến những biến động lớn ở biên giới Trung Quốc và Nga. Vũ khí hủy diệt hàng loạt có rơi vào tay kẻ xấu. Nội chiến có thể bùng nổ, gây ra cuộc khủng hoảng tị nạn giống như thảm kịch ở Syria.

Theo một kịch bản mô phỏng do hai nhà nghiên cứu Jennifer Lind và Bruce Benneth tại Trung tâm Belfer thuộc trường Harvard Kennedy, một Triều Tiên sau sụp đổ sẽ buộc phải huy động hàng trăm ngàn binh lính tới chiến đấu ở biên giới, vận hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và nhiệm vụ tìm ra các “vũ khí hạt nhân bị thất lạc”.

Lơ lửng bay xung quanh bán đảo Triều Tiên là một viễn cảnh, dù khá xa vời, về một sự thống nhất và Nga không thể giúp gì được ngoài việc xem Triều Tiên như là một phiên bản của nước Đức từng bị chia rẽ.

Nga đã từng đồng ý với sự thống nhất của nước Đức, rồi sau đó chứng kiến các thể chế phương Tây mở rộng cửa sang cánh tây của họ. Tuy nhiên, Nga sẽ không thích, thậm chí khó chịu nếu nhìn thấy một sự kiện tương tự như vậy ở cánh đông.

Michael Kofman, một chuyên gia toàn cầu ở Trung tâm Wilson, đã bình luận về vấn đề này: “Cả Trung Quốc và Nga đều e ngại một cuộc khủng hoảng dẫn đến sự thống nhất có thể buộc phải chia lại lợi ích địa chính trị với Mỹ… Nga và Trung Quốc có mối quan hệ khác nhau với Triều Tiên, nhưng cả ba quốc gia đều có mối bận tâm chung có thể dẫn đến một sự thay đổi về chính sách”.

Ông Kofman cho rằng, “cả hai quốc gia đều không thích sự hiện diện của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ triển khai ở Triền Tiên. Cả hai cũng lo lắng về một cuộc khủng hoảng di cư sẽ bùng nổ nếu sự sụp đổ của Triều Tiên xảy ra. Họ rất bận tâm rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên dẫn đến đồng minh Seoul của Mỹ sẽ kiểm soát Triều Tiên”.

Khả năng tên lửa ICBM của Triều Tiên tạo ra cảm giác nguy cấp cho Nhà Trắng, nơi đang hiện diện rất nhiều những tân binh làm chính sách ngoại giao. Vì họ cảm thấy quá mới mẻ trước hiện tượng Triều Tiên, họ có thể cảm thấy bị buộc tội nếu tỏ ra sợ hãi. Trung Quốc hay Nga – những quốc gia chịu một phần trách nhiệm trong vấn đề Triều Tiên – thì lại quá quen với câu chuyện Triều Tiên.

Họ không thích những gì họ nhìn thấy, nhưng họ biết cách “sống chung với lũ”. Điều họ muốn thậm chí rất nhỏ nhoi là các chính trị gia Mỹ nên cố gắng giải quyết vấn đề đối nội thông qua xử lý xung đột trong chính sách đối ngoại, như cách mà Tổng thống Putin đã từng làm. 

Tướng Nga cảnh báo Triều Tiên có thể ”chơi tất tay” với Mỹ

Khi chiến tranh nổ ra, tướng Pavel nói rằng “đó không phải là một cuộc dạo chơi quân sự” như Mỹ tưởng tượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Anh - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN