Vì sao Nga "không nên coi thường" khi Triều Tiên phóng tên lửa?

Trước khả năng Bình Nhưỡng mở cuộc tấn công nhằm vào Washington, hoạt động đánh chặn các tên lửa đạn đạo (ICBM) của Triều Tiên có thể khiến Nga và Mỹ rơi vào một chiến hạt nhân không cần thiết.

Theo National Interest, Washington nên tham vấn với Moscow về khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên bay qua lãnh thổ của Nga cũng như thiết lập một thỏa thuận quân sự giữa hai nước.

Bởi không loại trừ khả năng Mỹ phải dựa vào năng lực hoạt động chính xác từ hệ thống cảnh báo sớm của Nga để đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Ngoài ra, nếu Mỹ và Nga ký kết một thỏa thuận quân sự trước thì Washington hoàn toàn có thể tránh được một cuộc chiến hạt nhân không cần thiết với Moscow.

Vì sao Nga "không nên coi thường" khi Triều Tiên phóng tên lửa? - 1

Hoạt động đánh chặn ICBM của Triều Tiên có thể khiến Nga và Mỹ rơi vào một chiến hạt nhân không cần thiết.

Trong trường hợp, Triều Tiên tiến hành thêm một vụ thử ICBM hoặc tấn công Mỹ, Lầu Năm Góc có thể đánh chặn tên lửa Triều Tiên bằng Hệ thống Phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD). Song theo giới phân tích, nếu GMD đánh chặn nhưng trượt mục tiêu thì những tên lửa này có thể quay trở lại khí quyển trái đất bên trong không phận của Nga. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu như Nga và Mỹ không có sự đồng thuận trước về phản ứng quân sự.  

“Chúng ta cần hiểu rõ tầm nguy hiểm của việc các tên lửa đánh chặn được phóng từ Alaska nhưng lại đánh chặn trượt các ICBM của Triều Tiên. Những tên lửa này sẽ tiếp tục hành trình và quay trở lại bầu khí quyển bên trên không phận Nga. Hậu quả có thể xuất hiện căng thẳng quân sự không đáng có”, Giám đốc chính sách giảm thiểu và giải trừ vũ khí tại Hiệp hội kiểm soát vũ khí, ông Kingston Reif chia sẻ với tạp chí National Interest.

Do đó, ông Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân khu vực Đông Á tại Trung tâm James Martin thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey nhấn mạnh, Mỹ cần cởi mở và ngay lập tức đối thoại trực tiếp với Nga về vấn đề này. 

Cũng theo ông Lewis, việc Mỹ phóng tên lửa đánh chặn có thể vô tình trở thành nguyên nhân kích động một cuộc chiến hạt nhân nếu như Nga cho rằng, tên lửa này được phóng không phải để phòng thủ mà là một ICBM nhằm tấn công Nga.

“Chúng ta không thể chắc chắn rằng Nga sẽ xem tên lửa được phóng từ Alaska là để đánh chặn chứ không phải là ICBM dùng để tấn công Nga. Từ Nga, đường bay của hai loại tên lửa này là như nhau đặc biệt khi hệ thống radar theo dõi phải chịu áp lực cực lớn”, ông Lewis chia sẻ. 

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Pavel Podvig, người điều hành dự án nghiên cứu các lực lượng hạt nhân Nga tại Geneva không đồng tình với nhận định của ông Lewis. Bởi theo ông Podvig, các hệ thống cảnh báo sớm của Nga giờ hiện đại hơn rất nhiều so với thập niên 90. Ngay cả khi các tên lửa GMD được phóng từ Alaska gây báo động, quân đội Nga vẫn đủ bình tĩnh để xem xét trước khi có hành động phản công.

“Hệ thống cảnh báo của Nga được thiết kế để ‘hiểu’ được những tình huống như trên”, ông Podvig cho hay.

Nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế cấp cao ở Moscow, ông Vasily Kashin cho rằng, Mosocw cũng muốn tham vấn với Mỹ bởi hoạt động của các hệ thống đánh chặn ở Alaska sẽ làm kích hoạt hoạt động Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo (BMEWS) của Nga.

“Khả năng các tên lửa nước ngoài rơi xuống khu vực đông dân cư ở vùng Viễn Đông của Nga là vô cùng thấp. Song liên quan tới hoạt động của BMEWS, Nga và Mỹ cần tổ chức tham vấn và thiết lập cơ chế trao đổi thông tin”, National Interest dẫn lời ông Kashin.

Tuy nhiên, điều khiến người Nga ngạc nhiên là Mỹ không lắp đặt hệ thống tự hủy trên các tên lửa đánh chặn GMD nhằm ngăn chặn những tên lửa rơi xuống các vùng đất “không được phép”.  

Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo “bay cao chưa từng có”

Quả tên lửa của Triều Tiên sau khi bay gần 1 tiếng đã rớt xuống biển Nhật Bản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN