Tại sao người Đức “tôn thờ” sự đúng giờ đến vậy?
Ở Đức, nguyên tắc chung là: thà đến sớm 5 phút còn hơn đến muộn 1 phút.
Đúng giờ là chuẩn mực của nhiều xã hội, đặc biệt là tại Đức
Văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa người với người là một trong những điều cấu thành một xã hội văn minh. Tại nhiều quốc gia châu Âu, những hành vi xã hội phổ biến như xếp hàng, đúng giờ hẹn hay uống rượu nơi công cộng đã trở thành những nét văn hóa đẹp đặc trưng và rất đáng học hỏi. |
Chắc hẳn không ai trong chúng ta thích phải chờ đợi. Dù là 15 phút hay nửa tiếng, sự chậm trễ không báo trước nhiều khi luôn khiến chúng ta khó chịu và không hài lòng.
Xét trên khía cạnh rộng hơn, sự chậm trễ có nguy cơ gây hại về mặt xã hội như ảnh hưởng xấu đến quan hệ cá nhân, hay về mặt kinh tế: tiêu tốn thời gian vàng bạc của doanh nghiệp… Vì thế, sự đúng giờ là chuẩn mực của nhiều xã hội, thậm chí còn trở thành nét văn hóa lâu đời. Điều này đặc biệt đúng với người dân nước Đức.
Đúng giờ - chuẩn mực văn hóa Đức
Người Đức nổi tiếng toàn thế giới vì sự đúng giờ, và họ tự hào về điều đó, theo báo Đức DW.
Đúng giờ là một phần không thể tách rời của văn hoá Đức, trong đó có nhiều câu nói nổi tiếng cho thấy tầm quan trọng của trật tự và đúng giờ. Ví dụ điển hình nhất là câu nói: "Đúng giờ là sự lịch thiệp của các ông vua".
Nếu sinh sống ở Đức, bạn có thể dễ dàng nhận thấy gần như mọi thứ đều thực hiện theo kế hoạch, Business Insider viết. Tàu hỏa, xe buýt, máy bay hầu hết hoạt động đúng giờ. Bất cứ ai đến muộn đều bị “bỏ rơi”.
Các phương tiện giao thông công cộng ở Đức hầu hết đều rất đúng giờ
Người dân thậm chí có thể lên kế hoạch sống cho cả năm khi giao thông và những dịch vụ như cà phê, quán ăn, spa, mua sắm, đều “tôn thờ” sự chuẩn xác về mặt thời gian.
Sự đúng giờ của người Đức được thể hiện rõ nhất trong câu chuyện về cuộc sống của một cố triết gia người Đức. Ông Immanuel Kant (1724-1804), một trong những triết gia quan trọng nhất của Đức, thức dậy vào lúc 5 giờ sáng mọi ngày. Ông đến trường giảng dạy vào lúc 7 giờ, làm việc từ 9 giờ đến 13 giờ. Ông đi dạo mỗi ngày vào lúc 15h30 và đi ngủ vào đúng 10 giờ tối, không sớm hơn hay muộn hơn.
Không phải tất cả người Đức đều sống “chuẩn từng phút” như triết gia Kant, nhưng có lẽ họ cũng gần như vậy. Theo số liệu của tờ DW, gần 85% người Đức rất nghiêm túc trong việc thực hiện các cuộc hẹn và mong muốn người khác cũng làm tương tự. Ở Đức, nguyên tắc chung là: thà đến sớm 5 phút còn hơn đến muộn 1 phút.
Gần 85% người Đức rất nghiêm túc trong việc thực hiện các cuộc hẹn và mong muốn người khác cũng làm tương tự
Trong tiếng Đức có một câu nói khác cũng rất phổ biến: “pünktlich wie die Maurer”, tạm dịch là “đúng giờ như những người thợ xây”. Ở Đức, thợ xây là những người đặc biệt đúng giờ, nhất là khi kết thúc giờ làm. Được biết họ không bao giờ làm việc thêm dù chỉ một giây sau khi ca làm kết thúc, tờ DW viết.
Nhìn chung, người Đức là những người luôn theo đúng lịch trình, đúng giờ, và đã làm như vậy trong nhiều thế kỷ qua.
Tại sao người Đức đúng giờ đến vậy?
Để lý giải sự đúng giờ của người Đức, các nhà nghiên cứu đã nhìn vào lịch sự nước này và các yếu tố con người hiện đại. Dường như sự chuẩn xác về thời gian là kết quả của quá trình công nghiệp hóa và tiếp tục được gìn giữ bởi sự vận hành của xã hội ngày nay.
Lịch sử công nghiệp hóa phần nào giúp hình thành văn hóa đúng giờ của người Đức
Công nhân không thể đi làm muộn
Có một mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá đúng giờ và vị trí của Đức trong lịch sử thế giới. Đức là một trong những nước công nghiệp hóa mạnh mẽ đầu tiên trên thế giới. Hãy tưởng tượng bạn là nhân viên nhà máy trong ngành công nghiệp ô tô của Đức. Nếu đi làm muộn 4 phút, máy móc sẽ bị khởi động muộn, gây thiệt hại có thể tính toán được về tài chính.
Do đó, nhận thức chuẩn xác về thời gian của người Đức bắt nguồn từ những tác động ban đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, nơi công việc ở nhà máy đòi hỏi người lao động phải có mặt và làm việc đúng giờ quy định.
Yêu thích các kế hoạch
Người Đức thường có định hướng dài hạn và họ thích lên kế hoạch trước cho cuộc sống của họ. Điều này giúp họ không chỉ đến đúng giờ mà nhiều khi còn đến sớm hơn dự kiến. Ngoài ra, họ cũng không thích những điều không chắc chắn. Người dân nước này ít khi khoan dung với những người bắt họ phải chờ đợi trong khoảng thời gian không xác định. Thực tế, người Đức có xu hướng cảm thấy chắc chắn và tin tưởng hơn với một người đến đúng giờ.
Người Đức thường có kế hoạch rõ ràng về cuộc sống của họ
Giáo dục
Hệ thống giáo dục của Đức chỉ ra tầm quan trọng của sự đúng giờ từ những năm đầu tiên. Do đó, trẻ em bắt đầu áp dụng sự đúng giờ từ những năm đầu đời. Một trong những tính từ đầu tiên trẻ em được học trong lớp tiếng Đức là pünktlich (đúng giờ), cùng với các tính từ khác như vernünftig (hợp lý) và günstig (tiện lợi), theo Slate.
Ngoài ra, trong hệ thống ngôn ngữ Đức có rất nhiều cụm từ nhắc đến sự đúng giờ như câu hỏi: “Alles in Ordnung?”. Câu này có nghĩa tương đương với câu nói thường thấy trong tiếng Anh: “Everything Ok?” (Mọi việc ổn chứ?). Tuy nhiên, nếu dịch đúng nghĩa đen, “Alles in Ordnung?” có nghĩa là “Mọi việc theo đúng trật tự chứ?”.
Rất khó để không đúng giờ
Khi hệ thống giao thông và mọi người xung quanh luôn đúng giờ, nếu đến muộn, bạn chắc chắc sẽ lỡ chuyến hoặc lỡ việc. Khi mọi thứ ở Đức luôn vận hành đúng lịch trình, người dân sinh sống ở quốc gia này buộc phải đúng giờ theo. Đó là lý do tại sao một số người nước ngoài đến Đức sinh sống có xu hướng trở nên ngày càng đúng giờ hơn.
Người dân nước này sẵn sàng mang mũ, nước uống và ghế cắm trại khi phải xếp hàng trong một sự kiện có sự tham gia...