Nơi Quan Vũ bị giết chỉ cách chỗ Lưu Bị 20 dặm, tại sao Lưu Bị không cứu?

Lẽ nào Lưu Bị đã cố tình bỏ rơi người em kết nghĩa từng vào sống ra chết cùng mình?

Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim truyền hình Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim truyền hình Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Một trong những sự kiện có tính bước ngoặt trong quan hệ giữa Thục và Ngô, ảnh hưởng đến cục diện thời Tam quốc, có lẽ là việc Quan Vũ bị giết, Thục Hán chính thức mất Kinh Châu.

Quan Vũ một đời võ thánh hiển hách, sở dĩ bỏ mạng ở Mạch Thành, là do rất nhiều nguyền nhân.

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu bối cảnh lịch sử của trận đánh Tương Dương – Phàn Thành – trận đánh khiến Quan Vũ sau đó bỏ mạng.

Bối cảnh lịch sử dẫn đến khi đó có thể hiểu ngắn gọn như sau:

Trận Hán Trung giữa Lưu Bị và Tào Tháo kéo dài liên tục suốt hai năm liền, Tào Tháo cuối cùng phải rút quân ra khỏi Hán Trung, Lưu Bị chiếm cứ toàn bộ khu vực này, lên ngôi tự xưng là Hán Trung Vương.

Trước những điều kiện vô cùng thuận lợi cho Thục Hán, Quan Vũ mở một mặt trận đánh lên phía Bắc nhắm đến quân Tào, xuất phát từ Kinh Châu, trực tiếp tiến thẳng đến Tương Dương – Phàn Thành nơi quân Tào đang trấn thủ.

Có ý kiến phân tích cho rằng, việc Quan Vũ phát động chiến dịch Tương - Phàn còn bắt nguồn từ những toan tính từ phía Ngụy.

Khi đó quân Tào chỉ có một nơi dễ đánh hơn cả, chính là Giang Lăng ở Kinh Châu mà Quan Vũ đang trấn giữ.

Từ Tương Dương đến Hứa Lạc xuống Giang Lăng đều là bình nguyên bằng phẳng, quân Tào có thể vận lương thông suốt không gặp trở ngại, hơn nữa có thể phát huy đầy đủ ưu thế của kỵ binh phương Bắc.

Trước đó, Tào Tháo đã phái  Tào Nhân – một đại tướng rất dũng mãnh của Tào Ngụy - đến đóng quân ở Phàn Thành. Sự xuất hiện của Tào Nhân tại đây cho thấy ý đồ tấn công Giang Lăng của Tào Tháo.

Như thế, có thể ý đồ của Quan Vũ là muốn "tiên phát chế nhân" (ra tay trước để chế phục đối phương), thừa lúc đại quân Tào Tháo chưa tập hợp mà ra tay trước để tấn công, bẻ gãy nhuệ khí của địch.

Nếu thành công có thể nối liền Kinh - Ích, tiến thêm một bước trong Long Trung đối sách, nếu thất bại Vũ vẫn hoàn toàn có thể lui về Giang Lăng cố thủ, chờ đợi sự chi viện từ phía Thục.

Thời kỳ đỉnh cao của Quan Vũ

Tào quân vừa đại bại trong trận Hán Trung, tinh thần sĩ khí đều xuống dốc. Trong khi đó, ở phía bên kia, sĩ khí và tinh thần của tập đoàn quân sự Lưu Bị đang hừng hực dâng trào vì vừa giành được thắng lợi to lớn, lại có thêm đại quân Kinh Châu do Quan Vũ lãnh đạo, tướng lĩnh đều là những lão tướng từng nhiều lần vào sinh ra tử, năng lực chiến đấu rất mạnh, tất cả những yếu tố này giúp Quan Vũ liên tiếp giành thắng lợi.

Tào Ngụy cử đội quân cứu viện đến nhưng đen đủi gặp phải mưa lớn. Qua Vũ nhân cơ hội này lập mưu tính kế, mượn sức nước nhấn chìm bảy đạo quân, đoạt mạng Vu Cấm, hạ Bàng Đức, uy chấn Hoa Hạ.

Với những chiến tích này, Quan Vũ khi đó dường như không có đối thủ, thậm chí còn khiến Tào Tháo sợ hãi.

Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim truyền hình Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim truyền hình Trung Quốc. Ảnh minh họa.

Ác mộng xuất hiện

Thế nhưng thời kỳ đỉnh cao này của Quan Vũ đã trôi qua rất nhanh. Khi ông tiếp tục chuẩn bị bắc phạt, một tin dữ truyền đến: Lã Mông đã tranh thủ cơ hội đánh úp Kinh Châu. My Phương và Phó Sĩ Nhân khi đó ở lại trấn thủ Kinh Châu đã tạo phản, đầu hàng địch.

Quan Vũ khi đó bị đẩy vào cục diện bị tiến thoái lưỡng nan, trong đánh ra ngoài đánh vào.

Tuy nhiên, nơi Quan Vũ đóng quân khi đó chỉ cách chỗ Lưu Bị 20 dặm (tương đương với 10km ngày nay), tại sao huynh trưởng lại không ứng cứu? Phải chăng Lưu Bị thấy em kết nghĩa chết mà vẫn khoanh tay đứng nhìn?

Trên thực tế không phải như vậy. Sở dĩ Quan Vũ gặp nạn không được ứng cứu là do một số lý do sau.

Đầu tiên, Quan Vũ sau khi tham gia trận Tương Dương – Phàn Thành luôn giữ thế tấn công chủ động trên chiến trường và luôn giành thắng lợi, bản thân Lưu Bị và tất cả các tướng lĩnh Thục Hán đều cho rằng Quan Vũ lần này tiến hành Bắc phạt chỉ có thể thắng chứ không thể thua.

Tiếp đó, Tôn Quyền - người đứng đầu tập đoàn chính trị Đông Ngô - vốn dĩ đã kết liên minh với Thục Hán đã lâu. Hơn nữa ngay đêm trước trận Hán Trung, để củng cố quan hệ hai nhà Tôn – Lưu, Lưu Bị và Tôn Quyền còn đạt được thỏa thuận chung, trả lại ba quận ở phía Nam Kinh Châu cho Đông Ngô.

Trong bối cảnh như thế, việc Tôn Quyền đâm sau lưng Thục Hán là điều mà Lưu Bị không thể lường được, bản thân Quan Vũ cũng cảm thấy khó tin.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến Quan Vũ bỏ mạng là do chính bản thân ông. Quan Vũ là người kiêu căng ngạo mạn, luôn tự cho mình có thực lực phi phàm, không có ai là đối thủ, vì thế nên khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp mới thẳng thừng cự tuyệt ý định muốn kết thông gia của Tôn Quyền, thậm chí sỉ nhục đối phương. Điều này đã khiến Tôn Quyền ôm hận.

Tranh vẽ Quan Vũ tháo chạy đến Mạch Thành. Nguồn: Internet.

Tranh vẽ Quan Vũ tháo chạy đến Mạch Thành. Nguồn: Internet.

Cũng vì cao ngạo mà sau khi mất Kinh Châu, Quan Vũ đã không lựa chọn cầu cứu sự viện trợ của Lưu Bị vì cảm thấy như vậy sẽ bị mất mặt, không có mặt mũi nào để gặp huynh trưởng của mình. Cộng thêm việc truyền tin thời cổ đại tương đối chậm chạp, sau khi Quan Vũ chết vài ngày, Lưu Bị mới biết sự tình.

Tựu trung, cái chết của Quan Vũ là do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải vì Lưu Bị nhìn thấy huynh đệ chết mà không cứu, là Lưu Bị đã không biết cục diện nguy nan của Quan Vũ mà thôi.

Quan Vũ chết, mất Kinh Châu, đây là bước ngoặt lớn đối với Thục Hán, mở ra một giai đoạn mới đầy căng thẳng trong quan hệ hai nhà Ngô – Thục.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Quan Vũ được cả cảnh sát và xã hội đen Hong Kong thờ như thánh?

Hong Kong có nhiều nơi thờ các vị thần, nhưng chỉ có một vị thánh được cả cảnh sát và xã hội đen Trung Quốc thờ....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tường Khánh ([Tên nguồn])
Võ Thánh Quan Vũ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN