Nguy cơ Pháp rút khỏi liên minh quân sự NATO

Mối lo về việc Pháp 'rút' khỏi NATO đang gia tăng, khi phe cực hữu dường như sẽ chiếm đa số ghế trong Quốc hội sau cuộc bầu cử.

Đảng cực hữu Tập hợp quốc gia (RN) đã giành chiến thắng trước liên minh cầm quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc bầu cử quốc hội sớm vòng 1. Cụ thể, đảng cực hữu RN của chính khách kỳ cựu Marine Le Pen đã về nhất với 33% số phiếu bầu. Trong khi đó, liên minh trung dung của Tổng thống Macron chỉ giành được vị trí thứ 3 với 20% phiếu.

Vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 7/7, mà trong đó RN được cho sẽ giành tới 280 ghế trong Quốc hội Pháp.

Binh sĩ Pháp tham gia tập trận ở Romania. Ảnh: NATO

Binh sĩ Pháp tham gia tập trận ở Romania. Ảnh: NATO

Hôm 4/7, tờ Euractiv dẫn lời các nguồn tin ngoại giao giấu tên cho hay, việc RN liên tục chỉ trích chính sách đối ngoại của Tổng thống Macron mà đặc biệt là viện trợ quân sự cho Ukraine đã khiến một số đồng minh hàng đầu của NATO lo ngại. Bởi ngay cả khi RN vấp phải sự phản đối, đảng này có thể vẫn tạo ra được ảnh hưởng đáng kể trong Quốc hội Pháp.

Một nguồn tin của Euractiv cho biết dưới sự lãnh đạo của chính phủ mới, Paris có thể lựa chọn “rút lui mềm” khỏi NATO bằng cách rời khỏi bộ chỉ huy quân sự của khối.

Trước đó, vào năm 1966, Tổng thống Pháp khi đó là ông Charles de Gaulle đã rút Paris khỏi bộ chỉ huy quân sự của NATO, mặc dù Pháp là một trong 12 thành viên sáng lập liên minh quân sự. Quyết định này chỉ chính thức được thay đổi vào năm 2009.

Chia sẻ với Euractiv, chuyên gia quân sự Michel Duclos nhận định RN có thể thúc đẩy một lối thoát "mềm và tinh tế" như Pháp chỉ gửi lực lượng quân sự có trình độ kém hơn với số lượng ít hơn để tham gia các nhiệm vụ chung của NATO. Tờ báo nhấn mạnh thêm, Pháp hiện vẫn đóng vai trò lớn trong NATO, nên mọi sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược dài hạn của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.

Trong khi đó, bà Le Pen đã nhiều lần chỉ trích quan điểm của Tổng thống Macron về cuộc xung đột ở Ukraine. Bà cũng cho rằng, giới lãnh đạo Pháp có nguy cơ đẩy Pháp vào cuộc chiến với Nga. Đảng RN cũng đã thúc đẩy đối thoại với Nga về những lợi ích chung quan trọng.

Tuy nhiên, lãnh đạo hiện tại của RN là ông Jordan Bardella đã thể hiện lập trường nhẹ nhàng hơn đối với NATO. Hồi tuần trước, ông Bardella cho hay “sẽ không có chuyện rời khỏi bộ chỉ huy quân sự NATO trong khi xung đột vẫn tiếp diễn”.

Nguồn: [Link nguồn]

Quân đội của nhiều nước thành viên NATO đang gặp phải một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và những nước này đang nỗ lực tìm cách để giải quyết nó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu ([Tên nguồn])
Tin tức Pháp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN