Mỹ từng để rơi bom hạt nhân, đến giờ vẫn chưa tìm thấy ra sao?
Thế chiến 2 suýt chút nữa đã nổ ra sau khi không quân Mỹ (USAF) làm mất một quả bom hạt nhân trong vụ rơi máy bay gần vùng biển Caribe.
Quả bom hạt nhân rơi ở ngoài khơi bang Georgia, gần Cuba, đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Theo Express, ngày 5.2.1958, 4 năm trước khi Khủng hoảng Tên lửa Cuba xảy ra, một chiếc máy bay chiến đấu F-86 của USAF đâm vào một máy bay ném bom B-47, khi đó mang theo quả bom hạt nhân Mark 15 nặng 3.400kg.
Để bảo vệ phi hành đoàn khỏi khả năng một vụ nổ bom hạt nhân xảy ra khi máy bay rơi, quả bom được thả xuống vùng biển ngoài khơi đảo Tybee gần Savannah, bang Georgia, Mỹ.
Vụ việc xảy ra khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu căng thẳng, Liên Xô sau này công khai cung cấp vũ khí cho Cuba, đe dọa các khu vực biển bang Florida, Mỹ.
Nếu mọi chuyện xảy ra đúng vào cuộc khủng hoảng tên lửa, Mỹ có thể dùng cái cớ mất bom hạt nhân để đáp trả Cuba và Liên Xô, theo Express.
Video công bố năm 1999 trên Amazon hé lộ cách vụ việc đã bị che giấu như thế nào. Người dẫn chương trình trong series năm 1999, nói: “Sáng ngày 5.2.1958, khu vực Savannah, bang Georgia trở nên náo nhiệt bất thường vì hoạt động tìm kiếm của USAF”.
“Ở ngoài khơi, tàu khu trục Mỹ đổ dồn đến vùng biển Đại Tây Dương. Quân đội Mỹ phong tỏa bờ biển và những khu vực lân cận. Thợ lặn từ các thuyền cao su không ngừng lặn xuống biển tìm kiếm”, người dẫn chương trình trong series năm 1999 nói.
“Vào ngày 12.2, 7 ngày sau khi vụ việc xảy ra, không quân Mỹ cuối cùng ra thông cáo, nhưng không nhắc đến việc đó là một quả bom hạt nhân”.
Series trên Amazon giải thích một vụ tai nạn khác xảy ra sau đó một tháng khiến vụ việc bị rơi vào quên lãng và không quân Mỹ muốn chôn vùi thông tin mãi mãi.
Oanh tạc cơ B-47 mang theo bom hạt nhân.
“Không quân Mỹ cũng khẳng định vật thể được ném xuống biển không đe dọa cộng đồng dân cư”, người dẫn chương trình nói. “Ngày 11.3.1958, một quả bom hạt nhân khác lại rơi từ một chiếc B-47 tạo ra vụ nổ ở độ sâu 11 mét và bán kính 22 mét, khiến câu chuyện ở Savannah rơi vào quên lãng”.
“Sau khi tìm kiếm suốt 2 tháng ở khu vực có diện tích 5km2 ngoài khơi, quân đội Mỹ tuyên bố ngừng chiến dịch mà không thu hồi được quả bom”.
Stephen Schwartz, chuyên gia hạt nhân nói quả bom bị mất ở Savannah ngày nay vẫn khiến người ta phải lo lắng. “Đó không phải là khu vực hẻo lánh không có người sinh sống. Tôi không biết chính phủ Mỹ nghĩ gì nữa”, Schwartz nói.
“Họ tìm suốt 2 tháng không thấy quả bom nên quyết định ngừng tìm kiếm vì tốn kém chi phí. Đó chỉ là một vũ khí hạt nhân, trong khi Mỹ có vô số những quả bom như vậy”.
Đó không phải sai lầm duy nhất của không quân Mỹ. Ngày 17.1.1966, một chiếc B-52G va chạm với máy bay chở dầu KC-135 trong nhiệm vụ tiếp dầu trên Địa Trung Hải.
Ở độ cao hơn 9.000m, hai chiếc máy bay đâm mạnh vào nhau và bốc cháy. 3 thành viên trong phi hành đoàn 7 người của B-52 thiệt mạng, toàn bộ 4 phi công của chiếc KC-135 tử vong.
Trước khi chiếc máy lao xuống biển, phi công đã bấm nút thả bom khi có sự cố khẩn cấp. Một quả bom nhiệt hạch rơi an toàn xuống cánh đồng trồng cà chua gần làng, Palomares ở Almeria, Tây Ban Nha.
Hai quả bom khác nổ tung, khiến cả khu vực nhiễm xạ plutonium. Quả bom thứ 4 rơi xuống biển và được tìm thấy 3 tháng sau đó. Các quả bom rơi xuống Palomares sức công phá 25 megaton.
Chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ đến gần như vậy trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, khi các tàu ngầm Liên Xô trang bị...