Khủng hoảng chi phí sinh hoạt: Khi tiết kiệm trở thành thói quen khắp thế giới

Từ Nam Phi đến Singapore, Kenya đến New Zealand, và khắp châu Âu, Mỹ và Vương quốc Anh, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã tác động tới mọi mặt đời sống.

Theo một cuộc khảo sát do Financial Times tiến hành hồi tháng 7 vừa qua, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã khiến người dân trên khắp thế giới phải vật lộn với hàng loạt vấn đề chung bao gồm giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao, tỷ giá hối đoái dao động, chi phí đi vay tăng...

Khó khăn kinh tế không chỉ tác động tới những người có có thu nhập thấp hơn mà ngay cả những người từng thoải mái về tài chính cũng đang phải lên kế hoạch một cách thận trọng trong bối cảnh giá cả leo thang.

Với mức lạm phát tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang phản ứng bằng cách tăng lãi suất với tốc độ nhanh chóng. Đối với hàng triệu người, điều này sẽ kéo theo các khoản thanh toán thế chấp lớn hơn hoặc tiền thuê nhà cao hơn. Trong khi đó, mức lương trung bình đang giảm theo điều kiện thực tế ở hầu hết các quốc gia, khiến các hộ gia đình phải tiết kiệm hoặc cắt giảm chi tiêu.

Tạm dừng sự xa xỉ

Nhiều người tham gia cuộc khảo sát của Financial Times cho biết tiết kiệm đang trở thành thói quen và phong cách sống của họ. Họ ăn ít thịt hơn, sử dụng những món đồ rẻ tiền, các sản phẩm ủng hộ trong siêu thị, bỏ mua cà phê và hoa, hạn chế sử dụng dịch vụ giặt giũ và đi các phương tiện công cộng như xe buýt để tránh đổ xăng.

Rosanna, công chức đến từ London (Anh), chia sẻ: "Bây giờ chúng tôi hầu như không sử dụng xe hơi. Chuyến đi của chúng tôi là đến Aldi, nói lên rất nhiều điều về những thay đổi trong lối sống của chúng tôi".

Rosanna nói rằng hiện cô đang lên kế hoạch tìm việc làm trong khu vực tư nhân, khi chi phí dự án cải tạo nhà tăng lên.

Hơn thế, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt còn đang khiến mọi người tự "cô lập" và xa cách với cả người thân, bạn bè họ vì các khoản chi tiêu trở nên đắt đỏ. Khoảng 8/10 trong tổng số gần 500 người được hỏi nói rằng họ đang hạn chế tới các nhà hàng, quán bar vì cuộc khủng hoảng hiện nay. Trong khi đó, 2/3 số người tham gia khảo sát đang cân nhắc việc thu hẹp quy mô các hoạt động giải trí và kỳ nghỉ lễ.

Chi phí sinh hoạt tăng đã khiến nhiều người phải cắt giảm chi tiêu. Ảnh: The Guardian

Chi phí sinh hoạt tăng đã khiến nhiều người phải cắt giảm chi tiêu. Ảnh: The Guardian

Karl, cựu nhân viên ngân hàng ở Rotherham, phía Bắc nước Anh, tâm sự: "Tôi đã giảm thiểu số lần ra ngoài và đã không gặp bạn bè trong nhiều tháng. Điều này giống như tự phong tỏa một lần nữa".

Karl cho biết gần đây anh đã phải từ chối một lời đề nghị việc làm hấp dẫn vì không đủ khả năng chi trả chi phí di chuyển bằng xe hơi đi làm. 

Linda, một nhân viên khu vực công ở Leicester, Vương quốc Anh, đã tắt hệ thống sưởi, hạn chế tắm vòi sen và dịch vụ giặt là. Bà nói: "Tôi sẽ không đi ô tô riêng trừ khi thực sự cần thiết, đó là một vấn đề khi tôi sống một mình".

Linda cho biết bà chưa thể nghỉ hưu dù đã đến tuổi. 

Trong khi đó, tại Holyoke, Massachusetts (Mỹ), vợ chồng cô Jessica đang phải vật lộn với việc tìm nhà thuê từ giữa đại dịch COVID-19 đến nay. Cô chia sẻ: "Chúng tôi đều đã ở cuối những năm tuổi 30, muốn có con và cảm thấy bấp bênh".

Jessica cho biết chồng cô làm freelancer nên họ đã gặp khó khăn trong việc đảm bảo khoản vay. Nhưng đến khi anh có công việc ổn định hơn, được trả mức lương cao hơn thì lãi suất lại tăng lên. 

Cuộc khủng hoảng bất bình đẳng

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện nay đang tác động lên người dân thế giới một cách bất bình đẳng. Một số người tham gia khảo sát của Financial Times nói rằng họ đã phải đưa ra những sự lựa chọn khắc nghiệt bao gồm cắt giảm bữa ăn, hạn chế dùng vòi hoa sen và sử dụng đèn khò thay cho đèn điện.

Gurpreet, đến từ Tây London (Anh), cho biết cô đang phải tìm kiếm một công việc thứ 2 để làm vào cuối tuần vì "chỉ làm một việc sẽ không đủ sống". Trong khi đó, Drake Rose, đến từ San Diego (Mỹ), chia sẻ anh đã phải ngừng mua thuốc cho đến khi trả hết các khoản nợ chất đống trong thời gian anh thất nghiệp hồi năm ngoái. Một người đàn ông ngoài 70 tuổi khác ở Brazil thì đang phải cắt giảm khẩu phần ăn, chỉ sử dụng đậu và cơm trong một bữa.

Người Anh hạn chế ra ngoài tụ tập bạn bè vì chi phí sinh hoạt tăng cao. Ảnh: Getty 

Người Anh hạn chế ra ngoài tụ tập bạn bè vì chi phí sinh hoạt tăng cao. Ảnh: Getty 

Trong khi đó, ở phía bên kia khảo sát là những người cảm thấy ít áp lực hơn. Một phần vì họ có thu nhập đủ cao hoặc do họ nhận được mức tăng lương lớn, phù hợp với bối cảnh lạm phát hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả những người có thu nhập tương đối ổn định cũng đã có ý thức hơn về việc chi tiêu. Họ từ bỏ những thứ xa xỉ và chi tiền vào những thứ khác thiết thực hơn. Họ hạn chế các kỳ nghỉ lễ và từ bỏ ý định mua thêm ngôi nhà thứ hai.

Những người có thu nhập cao hơn cũng đầu tư vào thiết bị tiết kiệm năng lượng, một giải pháp về lâu về dài. Nick, một người London với mức lương 6 con số, cho biết anh đã "thiết lập lại nhiều cài đặt khác nhau trong ngôi nhà công nghệ cao". Trong khi đó, Mark, một người đàn ông khoảng 50 tuổi ở Hà Lan, đã lắp đặt các tấm pin mặt trời, rèm cửa sổ, lò sưởi carbon thấp - đồng thời bỏ chân ga khi lái xe, để tiết kiệm nhiên liệu.

Giữa những thái cực này, nhiều người với mức lương "thoải mái" cũng đang phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Kim, đến từ London, cho biết cô được trả lương khoảng 70.000 bảng Anh (gần 2 tỷ đồng) nhờ hiệp hội công nhân vận tải RMT nhưng vẫn phải thắt chặt chi tiêu. Trong đó, Kim đã ngừng uống rượu và sử dụng xe chung với bạn đời của mình để tiết kiệm.

Còn Kate và chồng, cũng sống ở London, đã trì hoãn kế hoạch dọn sang một căn hộ mới rộng rãi, nhiều phòng ngủ hơn và giảm các khoản thanh toán thế chấp để trang trải các hóa đơn khác. Họ cũng đang bán hàng trên eBay để kiếm thêm thu nhập.

Lạm phát tăng cao khiến nhiều người phải chật vật chi trả các hóa đơn. Ảnh: The Week

Lạm phát tăng cao khiến nhiều người phải chật vật chi trả các hóa đơn. Ảnh: The Week

Lạm phát tiêu dùng năng lượng đang tăng với tốc độ hàng năm là 52% ở Anh và 41% ở khu vực đồng euro, khiến số tiền dành cho các hàng hóa và dịch vụ khác, đặc biệt là giải trí đã giảm đi đáng kể. Ngay cả ở Mỹ, nơi cuộc khủng hoảng năng lượng ít rõ rệt hơn, chi phí năng lượng cho người tiêu dùng đã tăng 24% chỉ trong tháng 8. 

Chris Cathcart, sống tại Hampshire (Anh) cho biết: "Tôi nghĩ chúng tôi tự xếp mình vào tầng lớp trung lưu có tài chính khá vững và không nghĩ rằng chúng tôi sẽ lo lắng về tiền bạc nhiều như hiện tại".

Chris nói rằng anh và bạn gái đã phải trì hoãn đám cưới vì các hóa đơn năng lượng hàng tháng của họ đã tăng chóng mặt từ 90 bảng Anh lên 270 bảng Anh. Chris chia sẻ: "Chúng tôi rất muốn làm đám cưới nhưng giờ điều đó xa xỉ hơn là cần thiết".

Trì hoãn nghỉ hưu

Đối với những người khác - đặc biệt là những người dựa vào tiết kiệm lương hưu, giá cả chi tiêu vấn đề lớn nhất, khiến họ phải trì hoãn việc nghỉ hưu hoặc thậm chí tái gia nhập lực lượng lao động.

Ông Peter, một nhân viên liên bang ở Vienna, Virginia (Mỹ), cho biết: "Ở tuổi 75, tôi đã trở lại làm việc toàn thời gian".

Patricia, một người Mỹ 69 tuổi đang cân nhắc trở lại làm việc, chia sẻ: "Tôi thực sự không muốn trở thành một người già cũ, giả vờ có khả năng làm những việc mà tôi không còn có thể làm được nữa, nhưng có lẽ tôi có thể cần phải làm như vậy".

Những người khác trong hoàn cảnh tương tự đang làm các công việc tư vấn, dạy tiếng Anh, hoặc chuyển từ làm việc tự do sang làm việc toàn thời gian để có thu nhập ổn định.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Hàng chục ngàn người Pháp biểu tình ở Paris phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao

Hàng chục ngàn người biểu tình đã đổ ra đường ở Paris vào ngày 16/10, tham gia tuần hành phản đối chi phí sinh hoạt tăng vọt và sự bất lực của chính phủ về vấn đề khí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Financial Times) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN