Hàng trăm con sông ở Tokyo đã biến đi đâu?

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Mỗi ngày có dòng người vô hạn dạo nước qua khu phố Shibuya đông đúc ở Tokyo mà không hề biết rằng dưới chân họ là điểm tiếp nối của hai con sông cổ, sông Uda và Onden.

Một góc thành phố Tokyo, Nhật Bản nhìn từ trên cao.

Một góc thành phố Tokyo, Nhật Bản nhìn từ trên cao.

Theo Guardian, bên dưới ánh đèn neon rực rỡ nhiều màu sắc và con đường bê tông, là mạng lưới hàng trăm con sông. Đó là bởi Tokyo là thành phố được xây dựng trên mặt nước.

Từng là một làng chài với nguồn nước khổng lồ, Tokyo ngày nay trở thành trung tâm chính trị quyền lực của Nhật Bản, là nơi sinh sống của 37 triệu người dân. Bí quyết phát triển không ngừng của thủ đô Nhật Bản ngày nay là nhờ vào quản lý đường thủy.

Ở các thành phố lớn như Seoul của Hàn Quốc hay Chicago của Mỹ, việc hồi sinh những con sông trong nội đô đem lại lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường. Nhưng Tokyo thì lại quay lưng với nguồn nước khổng lồ.

Ngày nay, người Nhật di chuyển bằng tàu điện ngầm, xe hơi, khác với nét văn hóa ngày xưa là bằng đường thủy. Những con suối bị lấp đi, thay vào đó là đường cao tốc. Những con sông, kênh rạch nằm chìm bên dưới mặt đường bê tông, gần như khô cạn và bẩn thỉu.

Quan sát Tokyo từ trên cao, người ta có thể nhận ra ít nhất một trong 4 con sông lớn đổ về thành phố, đó là Arakawa, Sumidagawa, Edogawa và Tamagawa. Trên thực tế, Tokyo còn có hơn 100 con sông tự nhiên và kênh đào nhân tạo khác đang lặng lẽ chảy bên dưới thành phố.

Giao thông ở Tokyo xưa kia gắn liền với đường thủy.

Giao thông ở Tokyo xưa kia gắn liền với đường thủy.

Những con sông phát triển mạnh nhất vào những năm 1700, khi Tokyo còn có tên gọi là Edo. Nhiều kho hàng được dựng lên dọc vịnh Tokyo, hàng hóa được chở trên sông và kênh đào như trên đường bộ ngày nay, đi qua các nhà hát, tiệm trà đạo và khu đèn đỏ.

Ở thời kỳ đó, người phương Tây so sánh Edo với các thành phố sông nước nổi tiếng. "Mọi thứ ở Edo thể hiện sự hài hòa yên ả", Aime Humbert, đặc phái viên Thụy Sĩ mô tả thành phố giai đoạn 1863-1864.

Ngày nay, dòng nước vẫn chảy bên dưới Tokyo, nhưng không phải ai cũng biết cách để quan sát được điều đó. Những vành đai cây xanh dọc một số con đường cho thấy nó được xây dựng trên dòng suối đã bị chôn lấp, hay các ngôi đền và nghĩa trang từng là suối hay ao.

“Khi Tokyo càng hiện đại hóa, những con sông, suối dần dần biến mất”, giáo sư Hidenobu Jinnai đến từ Đại học Hosei, nói. "Nhưng ký ức và hình ảnh của nó vẫn tồn tại đến ngày nay”.

Sau trận đại địa chấn năm 1923, bộ mặt thành phố Tokyo đã bắt đầu thay đổi. . Các nhà quy hoạch cho xây dựng lại thành phố với phong cách đậm nét phương Tây. Các cuộc tái thiết sau Thế chiến 2 và Thế vận hội Olympic 1964 đã chính thức đặt dấu chấm hết cho hàng trăm con sông ở Tokyo.

Mạng lưới sông ngòi bao quanh Tokyo (trước đây là Edo) năm 1849.

Mạng lưới sông ngòi bao quanh Tokyo (trước đây là Edo) năm 1849.

Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng buộc Tokyo phải từ bỏ hệ thống kênh rạch. Các tuyến đường cao tốc được xây dựng ngay trên mặt sông để giảm chi phí giải phóng mặt bằng. Kết quả là nhiều con sông dần bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải sinh hoạt. Tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn dòng chảy trầm trọng.

Đó là lý do Tokyo sau này phát triển hệ thống xử lý nước thải hiện đại, góp phần ngăn ô nhiễm không xâm nhập vào hệ thống nước sạch.

Ngày nay, chính quyền thành phố đã có những nỗ lực hồi sinh hệ thống sông ngòi. Nhiều chuyên gia kêu gọi hoạt động này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa khi Tokyo sắp đăng cai Olympic 2020. Chính quyền còn có tham vọng phá hủy cầu vượt Nihonbashi, biến nó thành đường hầm dưới sông.

Theo Guardian, rào cản lớn nhất đối với Tokyo không phải là chi phí mà chính là người dân. Hàng thập kỷ bỏ quên hệ thống sông ngòi, kênh rạch đã khiến người dân Tokyo không còn mặn mà với sự thay đổi. “Vấn đề ở chỗ cả hệ thống chính quyền và người dân không quan tâm”, Norihisa Minagawa, một kiến trúc sư Nhật nói.

Theo kiến trúc sư này, khu vực bến tàu ở London, sự hồi sinh gần đây của sông Thames và hệ thống kênh đào ở Milan là ví dụ tham khảo sinh động cho Tokyo.

Xem ”cái lu” chống ngập khổng lồ 2,6 tỷ USD ở Nhật Bản

Đề xuất “dùng lu chống ngập“ của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân là chủ đề được bàn tán sôi nổi gần đây. Trả lời báo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN