Chuyên gia gợi ý Trung Quốc "sống chung" với Covid-19

Ở một số quốc gia chọn cách “sống chung với Covid-19”, mục tiêu của họ chuyển từ giảm số ca nhiễm sang giảm số ca nhiễm nặng và tử vong. Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể lựa chọn cách này.

Một người dân thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, được lấy mẫu xét nghiệm hôm 6/8. Ảnh: Tân Hoa xã

Một người dân thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, được lấy mẫu xét nghiệm hôm 6/8. Ảnh: Tân Hoa xã

Đại dịch Covid-19 phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc trong nhiều tháng cho tới khi một số nhân viên làm việc tại sân bay Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, dương tính với với virus SARS-CoV-2

Những người này làm nhiệm vụ vệ sinh trên máy bay tới từ Moscow, Nga, có người nhiễm Covid-19 . 

Chưa đầy 3 tuần sau, ổ dịch đã lây lan ra ít nhất 17 tỉnh ở Trung Quốc. Tình hình càng phức tạp hơn khi nhiều ca nhiễm là do biến chủng Delta và ổ dịch xuất hiện đúng vào mùa du lịch. 

Mặc dù số ca vẫn ở mức thấp - khoảng 700 ca nhiễm được ghi nhận kể từ ngày 20/7 tới nay - giới chức y tế Trung Quốc vẫn cảnh giác cao độ, coi đây là thách thức mới đáng ngại nhất của họ kể từ khi đại dịch được phát hiện ở Vũ Hán. 

Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan nhấn mạnh với các quan chức hôm 4/8 rằng, ưu tiên hàng đầu của họ là phải ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Delta, nói rằng tình hình dịch bệnh vẫn còn "bất ổn" và sẽ có thanh tra toàn quốc về công tác kiểm soát đại dịch ở những nơi như bệnh viện hay phòng khám. 

Biến chủng Delta cũng đang gây ra thách thức với chiến lược "không khoan nhượng" của Trung Quốc - khi giới chức cố giữ số ca nhiễm ở mức thấp nhất bằng cách cách ly những người mới đến, xét nghiệm hàng loạt, truy vết, phong tỏa, hạn chế đi lại và một số biện pháp khác. Chiến lược "không khoan nhượng" này cũng được áp dụng ở Úc và New Zealand. 

Với sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta, một câu hỏi được đặt ra là liệu chiến lược "không khoan nhượng" này có thực sự là giải pháp lâu dài ở Trung Quốc hay không. 

Đợt lây lan mới nhất khiến hy vọng về việc mở cửa biên giới Trung Quốc trong tương lai gần dần tan biến khi các điểm nóng lại bị phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm và giao thông bị gián đoạn. 

Hàng triệu người ở Trung Quốc được lấy mẫu xét nghiệm trong đợt lây lan mới. Ảnh: Tân Hoa xã

Hàng triệu người ở Trung Quốc được lấy mẫu xét nghiệm trong đợt lây lan mới. Ảnh: Tân Hoa xã

Virus ngày càng "thích ứng" hơn

Biến chủng Delta được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, mô tả là dễ lây lan hơn cảm lạnh thông thường và cúm, thậm chí lây lan nhanh như bệnh thủy đậu. 

Stuart Turville, phó giáo sư thuộc Đại học New South Wales (Úc), cho biết, virus ngày càng "thích ứng" hơn với khả năng liên kết và kết hợp các tế bào, gây lây nhiễm. "Có vẻ như biến chủng Delta đang lan truyền nhanh hơn trong thực tế", ông Turville nói. 

He Qinghua, quan chức của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC), cho rằng, "các biện pháp ngăn chặn quy mô lớn, nghiêm ngặt" và "ngăn chặn nhanh" từng giúp Trung Quốc dập thành công hơn 30 ổ dịch trước đó, sẽ tiếp tục hiệu quả với đợt lây lan mới nhất. 

Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cho biết, tốc độ lây lan nhanh của biến chủng Delta sẽ gây ra thách thức với các biện pháp này. 

"Thời gian ủ bệnh của biến chủng Delta đã ngắn hơn. Bạn có truy vết kịp khi số người nhiễm tăng lên trong khi thời gian ủ bệnh lại ngắn hơn hay không? Điều đó sẽ khó hơn rất nhiều", George Rutherford, giáo sư dịch tễ học tại Đại học California (Mỹ), nói. 

Hình ảnh tại Đại học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 6 năm nay, trước đợt lây lan mới ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hình ảnh tại Đại học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc hồi tháng 6 năm nay, trước đợt lây lan mới ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một số chuyên gia y tế công cộng đang đặt câu hỏi liệu đã đến lúc để Trung Quốc giảm bớt các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt và "học cách sống chung với Covid-19" hay không.

Tại Thượng Hải, Zhang Wenhong - trưởng khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Huashan, viết trên tài khoản Weibo rằng, ổ dịch mới nhất cho thấy nguy cơ Covid-19 sẽ luôn hiện hữu và thách thức đặt ra là "làm cách nào để chung sống lâu dài với dịch bệnh". 

Nicholas Thomas, phó giáo sư về an ninh y tế tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho rằng, "sống chung với Covid-19" là việc mà một số nước đang làm và Trung Quốc có thể học theo từ đó. 

"Một số nước, dù là chủ động hay bị động, đang tìm cách sống chung với Covid-19. Trên thực tế, đây có thể là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc vì đại dịch đã lây lan ra toàn cầu",  ông Thomas nhận định. 

Vị phó giáo sư này cho rằng, Trung Quốc không thể tự vượt qua khi thế giới cũng đang chật vật phục hồi vì đại dịch. "Dù chính sách phong tỏa hiệu quả, nhưng cái giá phải trả cho chính sách này cao hơn số cơ hội mà nó mang lại", ông Thomas nói thêm.

Ở một số quốc gia chọn cách sống chung với Covid-19, mục tiêu của họ chuyển từ giảm số ca nhiễm sang giảm số ca nhiễm nặng và tử vong. Singapore là một trong số đó. Quốc gia Đông Nam Á này chuyển từ "chính sách 0 ca nhiễm" sang việc "sống chung", coi Covid-19 như thủy đậu hay cúm.

Anh, một trong số những quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới, cũng bắt đầu học cách "sống chung với Covid-19", nới lỏng các hạn chế, bao gồm cả quy định đeo khẩu trang, bất chấp việc số ca nhiễm vẫn tăng lên. Khoảng 73% dân số là người lớn ở Anh đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuần trước, Anh ghi nhận hơn 188.000 ca nhiễm Covid-19 nhưng số ca tử vong ở mức thấp: 627 ca.

Giáo sư Rutherford, Đại học California (Mỹ), tin tưởng rằng, "vắc xin Covid-19 có thể giúp hoàn thành mục tiêu giảm số ca nhập viện và số ca tử vong vì Covid-19". "Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải chấp nhận số ca nhiễm Covid-19 gia tăng", giáo sư Rutherford cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

'Người đàn bà dơi' của TQ cảnh báo virus SARS-CoV-2 sẽ còn đột biến nữa

"Người đàn bà dơi" - bà Shi Zhengli - Phó Giám đốc Viện Virus Vũ Hán cảnh báo thế giới nên gồng mình để cùng tồn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thái - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN