Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Trận chiến cuối cùng trước khi hai bên ngừng bắn diễn ra theo kịch bản quá dễ dàng cho quân Mỹ sau khi hơn 750 xe tăng Iraq bị bắn cháy chỉ trong 3 tiếng.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 1

Binh sĩ Mỹ đứng trên một xe tăng Iraq bị bắn cháy.

Ngày 5.6.2017, liên minh các quốc gia Ả Rập gồm Bahrain, UAE, Ả Rập Saudi và Ai Cập bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Qatar, cáo buộc nước này tài trợ khủng bố. Nhiều chuyên gia lo ngại một cuộc chiến có thể xảy ra, gợi nhắc đến chiến tranh vùng Vịnh thập niên 1990 mà hậu quả nặng nề vẫn còn để lại tới ngày nay.

Toàn cảnh trận chiến không cân sức

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 2

Xe tăng T-72 của Iraq bị bắn cháy.

Norfolk là trận chiến tăng bi tráng diễn ra vào ngày 27.2.1991, cùng ngày với trận chiến Medina Ridge rung chuyển tỉnh Basra của Iraq thời kỳ chiến tranh vùng Vịnh. Trận chiến này được xem là đòn tấn công hủy diệt cuối cùng của Mỹ trước Iraq trong cuộc chiến không cân sức.

Liên quân có sự xuất hiện của quân đội Mỹ và quân Anh, chống lại Lực lượng Cộng hòa Iraq của người theo đảng Xã hội Phục hưng Ba’ath. Mỹ cử Sư đoàn Thiết giáp số 2 và Sư đoàn Bộ binh số 1 chiến đấu với Lữ đoàn thiết giáp số 9 và số 18 của Iraq. Quân đội của quốc gia vùng Vịnh còn có sự yểm trợ của 11 sư đoàn khác.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 3

Xe tăng chủ lực Challenger của Anh trong chiến tranh vùng Vịnh.

Sư đoàn thiết giáp số 1 của Anh có trách nhiệm bảo vệ cánh phải của hành lang tấn công. Đối thủ chính của quân Anh là Sư đoàn Thiết giáp số 52 và một số lữ đoàn bộ binh khác. Đây là cuộc chiến tăng cuối cùng trước khi lệnh ngừng bắn giữa hai bên được kí kết. Trận chiến Norfolk được các sử gia Mỹ đánh giá là quy mô lớn nhất trong cuộc chiến vùng Vịnh. Kết cục, 750 xe tăng Iraq bị loại khỏi vòng chiến đấu cùng hàng trăm khí tài quân sự khác.

Riêng Sư đoàn Thiết giáp số 3 phá hủy 250 phương tiện chiến tranh và bắt giữ gần 2.500 lính Iraq. Sau này, các thước phim tư liệu và đánh giá của giới sử gia cho thấy quy mô trận chiến này lớn hơn nhiều lần về số lượng và mức độ vũ khí tác chiến so với Thế chiến II ở Đông và Nam Âu.

Trận chiến tăng Norfolk nổ ra cách 97km về phía đông và chỉ sau khi trận chiến Al Busayyah kết thúc 18 giờ đồng hồ trước đó. Trận chiến tăng Norfolk cũng được gọi là “Mục tiêu Norfolk” vì nơi đây chứa nhiều tiền đồn, sở chỉ huy và đường ống dẫn dầu quan trọng của Iraq.

Hoạt động do thám

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 4

Lính Anh tham chiến trong trận Norfolk.

Trước khi trận chiến thực sự diễn ra, quân Mỹ đã đưa đơn vị bộ binh 1-41 tới do thám và đánh thăm dò. 1-41 là đơn vị đầu tiên chọc thủng biên giới Ả Rập Saudi hôm 15.2.1991 và thực hiện bắn trực tiếp lẫn gián tiếp vào quân Iraq. Ngay khi đơn vị bộ binh 1-41 xuất hiện, quân Iraq cũng đánh trả Trung đoàn Cơ giới số 4 và Phi đội số 1 của Mỹ.

Hoạt động tấn công, thăm dò vẫn được thực hiện vào ngày hôm sau khi quân Mỹ bắn cháy một số xe tải Iraq đang thu thập tình hình quân Mỹ trên chiến trường. 6 xe chiến đấu khác cũng bị bắn cháy bởi máy bay Mỹ.

Khoan thủng hệ thống phòng ngự

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 5

Xe tăng Iraq bị bắn cháy trên đường tháo chạy.

Việc nã pháo hạng nặng được Tiểu đoàn 4 và Trung đoàn Pháo chiến trường số 3 của Mỹ thực hiện nhằm chọc thủng lưới phòng ngự của quân đội Iraq. Khoảng 300 khẩu súng của liên quân đã tham gia vào chiến dịch mở màn này. Ước tính có khoảng 14.000 viên đạn pháo và 4.900 quả rocket tầm trung được nã vào phía Iraq trong cuộc tấn công.

Chỉ trong một cuộc tấn công ngắn ngủi, Iraq đã bị loại khỏi vòng chiến đấu 22 tiểu đoàn pháo binh, tương đương gần 400 khẩu pháo hạng nặng.  Một đơn vị chiến đấu Iraq mang tên Nhóm Pháo binh thuộc Sư đoàn Bộ binh số 48 gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau trận chiến. Chỉ huy Iraq cho biết quân của ông mất 83/100 khẩu pháo được chuẩn bị. Ngoài pháo kích, quân Mỹ sử dụng “pháo đài bay” B-52 dội bom và Lockheed AC-130 nã súng máy vào quân Iraq bên dưới.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 6

Trận Norfolk "hóa kiếp" cho hơn 700 xe tăng Iraq.

Khi tiến sâu vào cuộc chiến, đơn vị bộ binh 1-41 lại được huy động thọc sâu vào phòng tuyến quân đội Iraq. Lực lượng này đã tấn công và tiêu diệt nhiều tiền đồn quan trọng của quân đội Iraq. Họ chỉ sử dụng pháo, súng cối và súng RPG để tiêu diệt hỏa lực địch. Quy mô cuộc tấn công của 1-41 tuy nhỏ nhưng giúp quân Mỹ thu về nhiều thắng lợi quan trọng, trong đó bắt giữ nhiều tù binh và kiểm soát hai đồn chỉ huy trọng yếu. Nhiều sĩ quan chỉ huy Iraq cũng trở thành tù binh dưới tay của đơn vị 1-41.

Trận chiến quyết định

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 7

Tăng chủ lực Challenger tiêu diệt một xe tăng đối phương từ cách xa 4.700 mét.

Trận chiến Norfolk được xem là màn kéo dài của trận 73 Easting diễn ra trước đó hai tiếng đồng hồ. Lần này với sự yểm trợ của máy bay tấn công Apache AH-64 và hỏa lực từ nhiều đơn vị chiến đấu khác, quân Mỹ dồn dập tấn công Iraq trong 3 giờ đồng hồ không ngơi nghỉ. Xe tăng, xe tải, trang thiết bị quân sự Iraq bị bắn cháy tan hoang. Cuộc chiến diễn ra quá căng đến nỗi một số xe tăng liên quân bắn nhầm nhau vì bị khói đạn che khuất.

Sư đoàn Bộ binh số 1 tấn công tràn sang Iraq và Kuwait, cắt tuyến đường trốn thoát khỏi Iraq khỏi thành phố Kuwait qua đường cao tốc Basra. Sau đó, cuộc chiến được đẩy nhanh tốc độ vì Mỹ muốn chiếm giữ sân bay Safwan tại Iraq. Tổng cộng, dưới sự chỉ huy của Trung đội Xe cơ giới thiết giáp số 4, 65 xe tăng Iraq cùng 66 xe tải, 99 boongke bị phá hủy và bắt giữ hơn 3.000 lính.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 8

Quân Anh không mất bất kì một xe tăng Challenger nào.

Khi hoàng hôn buông xuống, Sư đoàn Bộ binh số 1 đã hoàn toàn kiểm soát “Mục tiêu Norfolk” và quân Iraq buộc phải đầu hàng. Tổng cộng, 11 sư đoàn chiến đấu của Iraq bị tiêu diệt. Thương vong của Mỹ chỉ là 6 lính thiệt mạng (một người bị trúng đạn của liên quân) và 25 người bị thương. Sư đoàn Thiết giáp số 2 tiêu diệt 550 xe tăng và 480 phương tiện chiến đấu.

Đóng góp của quân Anh

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 1

Một xe tăng bị bắn mất tháp pháo.

Quân Anh được dẫn dắt bởi Thiếu tướng Rupert Smith, 47 tuổi. Ông từng là thành viên Phi đội Lính dù Anh và là chuyên gia về chiến thuật và xe tăng Liên Xô. Smith có trong tay 2 lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu bất kể ngày đêm. Lữ đoàn 4 được trang bị pháo binh hạng nặng và dùng để “dọn dẹp” sau khi khoan thủng lưới phòng ngự của đối phương. Lữ đoàn thiết giáp hạng nặng số 7 chuyên đánh nhau bằng xe tăng.

Ngày 25.2.1991, Sư đoàn Thiết giáp Số 1 tấn công vào cánh phía tây và đánh úp Sư đoàn Bộ binh Số 48 của quân Iraq do tướng Saheb Alaw chỉ huy. Ngay trong đêm hôm đó, Sư đoàn 48 đã bị đánh tan và tướng chỉ huy bị bắt giữ. Hai vị trí đóng quân quan trọng khác cũng bị quân Anh kiểm soát. Một số chiếc tăng T-55 của Iraq cũng trở thành bia tập bắn cho xe tăng Challenger.

Sau đó một ngày, pháo binh Anh nã đạn hơn 1 tiếng đồng hồ vào các cứ điểm của quân Iraq. Đây là màn nã pháo hoành tráng nhất của pháo binh Anh kể từ Thế chiến 2. Tối cùng ngày, Lữ đoàn số 7 cũng tiêu diệt 50 xe tăng chiến đấu Iraq sau 90 phút giao chiến.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 10

Hậu quả sau một trận chiến không cân sức.

Trong thời gian đúng 48 tiếng đồng hồ, quân Anh đã phá hủy và cô lập 4 sư đoàn bộ binh của Iraq (số 26, 48, 31 và 25). Sự phản kháng của quân đội Iraq yếu dần sau vài ngày và gần như tắt hẳn vào hôm 27.2. Cũng trong trận chiến này, xe tăng Challenger của Anh lập kỉ lục bắn một quả đạn bay xa 4.700 m và tiêu diệt thành công xe tăng đối phương. Đây là lần khai hỏa trúng mục tiêu xa nhất từng ghi nhận trong chiến tranh vùng Vịnh.

Kết thúc chiến dịch, quân Anh chiếm toàn bộ cao tốc Basra, ngăn quân Iraq rút lui khỏi Kuwait. Sư đoàn Thiết giáp Số 1 đã bắt giữ và phá hủy hơn 200 xe tăng cùng lượng lớn xe chở quân, xe tải, thiết bị do thám của quân đối phương.

Xe tăng quân Anh sử dụng chủ yếu tại chiến dịch “Bão táp sa mạc” là dòng Challenger. Loại tăng chủ lực này thể hiện ưu thế vượt trội và quân Anh không bị mất bất kì chiếc tăng Challenger nào trong chiến đấu.

Chiến tranh vùng Vịnh: Trận lớn nhất bom vùi đạn dập Iraq - 11

Quân Mỹ trở về căn cứ sau chiến thắng dễ dàng.

Sư đoàn Thiết giáp số 1 của Anh có hai lữ đoàn là số 4 và số 7, tham gia Chiến dịch Granby với xe tăng Challenger là chủ đạo. Với tháp pháo chính 120mm, cảm biến nhiệt, giáp Chobham hiện đại, đối thủ duy nhất về lý thuyết của Challenger chính là xe tăng M1A1 Abram của quân Mỹ.

Ngoài xe tăng, quân Anh sử dụng xe thiết giáp Warrior với lớp bảo vệ tối tân và pháo 30mm. Phiên bản cải tiến của mẫu xe này có đạn cối, hệ thống chống tăng MILAN.  Pháo binh của Anh sở hữu hầu hết các mẫu pháo ưu việt của Mỹ như M109 (cỡ nòng 155mm), M110 (cỡ nòng 203mm) và pháo phản lực tầm trung M270.

Quân Anh sử dụng máy bay Gazelle để yểm trợ, do thám và trực thăng Lynx để chiến đấu khi cần. Bên cạnh đó, quân Anh có đầy đủ kĩ sư, kho vận và đơn vị y tế đi theo tháp tùng.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23
Chiến tranh vùng Vịnh: Trận tăng kinh hoàng với quân Iraq

Cuộc chiến được xem là lớn nhất lịch sử thiết giáp của Mỹ nhanh chóng kết thúc chỉ sau 2 tiếng đồng hồ giao tranh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Chiến tranh vùng vịnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN