Châu Á 2020: Được gì và mất gì?

Tờ Japan Times mới đây đã đăng tải bài viết nhìn nhận lại những điều được và mất tại châu Á trong năm 2020.

Chưa đầy 12 tháng kể từ khi đại dịch COVID-19 lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán và sau đó lây lan ra toàn thế giới, khiến hơn 1,6 triệu người tử vong, người ta bắt đầu hy vọng về một năm tốt đẹp hơn trong bối cảnh nhân loại đã đạt được tiến bộ chưa từng có về vaccine và các phương pháp điều trị.

Trong bài viết được đăng tải trên tờ Japan Times mới đây, Giám đốc công ty tư vấn RiverPeak Curtis S.Chin cùng nhà phân tích và tư vấn dự án khu vực Đông Nam Á của công ty RiverPeak Jose B.Collazo đã chỉ ra những được và mất tại châu Á trong năm qua.

Những người nghèo càng thêm cùng cực

Cũng như ở rất nhiều nơi khác, những người nghèo ở châu Á là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, họ đã phải hứng chịu cùng lúc 3 cú sốc: đại dịch, tác động kinh tế do phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, và cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo đó.

Trong bối cảnh ngành du lịch "lao dốc" và xuất khẩu bị suy yếu, nạn đói đã gia tăng, khả năng tiếp cận việc làm, công nghệ và giáo dục cũng bị thu hẹp. Ngân hàng Phát triển châu Á dự đoán rằng COVID-19 có thể đẩy thêm 160 triệu người trên khắp châu Á rơi vào cảnh đói nghèo.

Một năm “đen đủi” của WHO

Đáng lẽ 2020 phải là một năm để Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tỏa sáng. Tuy nhiên, cơ quan y tế chuyên trách của Liên hợp quốc (LHQ) và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã rơi vào tình thế khó khăn khi đối mặt với những cáo buộc rằng họ không thể khiến Trung Quốc chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch thiếu minh bạch.

Thậm chí, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO, cáo buộc rằng ông Ghebreyesus và WHO làm “con rối” cho Trung Quốc.

Mọi chuyện có thể sẽ đi theo chiều hướng khác khi Mỹ có chính quyền mới song năm 2020 rõ ràng là một năm tồi tệ đối với WHO nói chung và ông Ghebreyesus nói riêng.

Năm làm ăn phát đạt của thương mại điện tử châu Á

Không chỉ có Amazon mà một loạt các "gã khổng lồ" thương mại điện tử của châu Á cũng nhận thấy năm 2020 là một năm thực sự tốt đẹp.

Thương mại điện tử ở châu Á đã phát triển tốt trước khi dịch COVID-19 bùng phát. GoJek của Indonesia và Grab của Singapore từ lâu đã thiết lập những nền tảng thanh toán kỹ thuật số vận hành trơn tru. Đại dịch COVID-19 bùng phát càng khích lệ mạnh mẽ hơn tốc độ phổ biến hóa thương mại điện tử khi các đợt phong tỏa và giãn cách xã hội khiến người tiêu dùng đặc biệt ưu tiên sử dụng hình thức mua bán trực tuyến.

Các "gã khổng lồ" thương mại điện tử của Trung Quốc là Alibaba và JD.com đã đạt mức doanh thu kỷ lục 115 tỷ USD chỉ trong một ngày. Báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain & Company dự đoán thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ vượt qua mức 100 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 38 tỷ USD hồi năm 2019. Đây là tin tốt trên toàn châu Á đối với các nền tảng thương mại điện tử như Tokopedia, Taobao , Shopee, Shopify, Lazada, Bukalapak và Sendo.

Quan trọng hơn, nó cũng có thể báo hiệu nhiều năm tốt lành sắp tới khi người tiêu dùng xây dựng các thói quen kỹ thuật số mới, từ công nghệ tài chính đến công nghệ thông tin và viễn thông trong y học.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia châu Á có số người tự sát nhiều hơn chết vì Covid-19

Đây là quốc gia duy nhất thuộc nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới thừa nhận tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Sơn - Japan Times ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN