Bí ẩn lãnh cung: Nơi thê lương, hiu quạnh bậc nhất Tử Cấm Thành

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Ở Tử Cấm Thành, phi tần nào không may sa chân vào lãnh cung thì khó có thể được sủng ái thêm lần nữa.

Lãnh cung cho tới nay vẫn còn là bí ẩn. Ảnh minh họa

Lãnh cung cho tới nay vẫn còn là bí ẩn. Ảnh minh họa

Trong lịch sử Trung Quốc, việc các hoàng đế sở hữu "Tam cung lục viện thất thập nhị phi tần” từng rất phổ biến. Trước hết, cần hiểu chính xác khái niệm “tam cung lục viện”.

Vào thời Minh, Thanh, các cung Càn Thanh, điện Giao Thái và cung Khôn Ninh được gọi là “tam cung”. “Tam cung” này nằm ngay trục giữa của Cố Cung.

“Lục viện” bao gồm những cung ở phía đông: Trai Cung, Cảnh Nhân Cung, Thừa Càn Cung, Chung Túy Cung, Cảnh Dương Cung và Vĩnh Hòa Cung. 

Cuốn “Lễ ký” chép rằng, nhà Chu duy trì chế độ: “Thiên tử hậu lục cung, tam phu nhân, cửu tần, nhị thập thất thế phụ, bát thập nhất ngự thê”. Điều đó cho thấy, số lượng thê thiếp của bậc đế vương là cực lớn và được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau.

Các hoàng đế xưa có thể tùy ý tuyển chọn mỹ nữ, từ những người đẹp xuất thân quyền quý cao sang, tới những thôn nữ dân dã tuyệt sắc nhân gian làm vợ.

Một khi bước chân vào chốn hậu cung, hầu hết nữ nhi đều ao ước được vua sủng ái. Tuy nhiên, chiếm được trái tim ông hoàng không có nghĩa suốt đời sẽ sống trong ngọc ngà nhung gấm. Chỉ cần làm bậc thiên tử phật lòng, hay vì những lý do khác nhau mà phạm điều cấm kỵ, dù là chính cung hoàng hậu hay phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm trong cấm thất chờ chết. Nơi ấy được gọi là “lãnh cung”.

Lãnh cung là một nơi có thật trong Tử Cấm Thành, nhưng Tử Cấm Thành rộng lớn như vậy lại không có một nơi nào treo tấm biển đề chữ "lãnh cung". Thế nên, lãnh cung không phải là một địa điểm cụ thể mà chỉ là một khái niệm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những năm cuối thời Minh dưới sự trị vì của Hoàng đế Thiên Khải, Thành phi họ Lý đắc tội với Cửu thiên tuế Ngụy Trung Hiền - một thái giám quyền lực đương thời. Lý thị từ cung Trường Xuân bị đuổi đến ngự hoa viên phía tây của Càn Tây Tứ Sở và phải sống ở đó 4 năm ròng rã. Sau Lý thị còn có 3 vị phi tần khác lần lượt bị giam cầm ở Càn Tây. Vì vậy, Càn Tây chính là “lãnh cung” thời bấy giờ.

Còn theo lời kể của Thôi Ngọc Quý - thái giám khâm lệnh Từ Hi Thái hậu đẩy Trân phi xuống giếng, Bắc Tam Sở cũng là một địa điểm giống như lãnh cũng: "Nơi đây chính là nơi được gọi là lãnh cung. Sau này, tôi hỏi thăm mấy vị thái giám cao tuổi mới biết, phía đông Bắc Tam Sở và Nam Tam Sở đều là nơi dưỡng lão của các ma ma thời Minh.

Trân phi ở phòng tây đằng sau Cảnh Kỳ Các, cửa phòng bị khóa trái từ bên ngoài, cửa sổ chỉ mở được một cánh, ăn cơm, rửa mặt đều do người hầu đưa vào từ cửa sổ, Trân phi và người hầu không được trò chuyện với nhau. Cơm Trân phi ăn chính là phần cơm dành cho người hầu. Có 2 thái giám thay phiên nhau canh gác theo dõi, 2 thái giám này chắc chắn là người của Thái hậu”.

Nơi này hiện đã bị sụp đổ và chính là khu vực nằm trong Sơn Môn, phía Tây giếng Trân Phi ngày nay. 

Vua Quang Tự và ái thê Trân Phi

Vua Quang Tự và ái thê Trân Phi

Tới thời Minh, Cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông - Chu Du Hiệu. Khách Thị cấu kết với thái giám Ngụy Trung Hiền và nắm nhiều quyền thế trong cung. Tất cả những người không vừa ý Khách Thị đều bị hãm hại.

Như Trương Dụ Phi có lời qua tiếng lại với Khách Thị, ả ôm hận trong lòng và đặt điều nói xấu trước mặt Hoàng đế Hy Tông, nói rằng đứa con mà Trương Dụ Phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế. Hy Tông nghe xong thì tống Trương Dụ Phi vào lãnh cung ở vị trí sau này là Ngự Hoa Viên của nhà Thanh. Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến cho Trương Dụ Phi chết đói trong lãnh cung.

Thành Phi, một người phi khác của Hy Tông, có lòng tốt, đem câu chuyện bi thảm của Trương Dụ Phi nói với hoàng đế. Khách Thị biết được cũng giả truyền chỉ dụ của hoàng đế và giam Thành Phi vào lãnh cung ở phía tây Ngự Hoa Viên. Thành Phi đoán biết trước được cảnh này và giấu sẵn đồ ăn nên thoát được cảnh chết đói. Sau đó, một số phi tần cũng bị giam ở đây.

Thời Hoàng đế Minh Hiến Tông, Hoàng hậu Lý Mục Kỷ cũng từng bị giam ở lãnh cung. Điều đặc biệt là một hoàng đế tương lai được sinh hạ chính ở nơi này. Khi đó, Vạn Quý Phi được Hoàng đế Hiến Tông sủng ái và không thích những kẻ khác đến gần ông. Những người đã sinh con cho hoàng đế và cả Hoàng hậu Lý Mục Tế đang mang thai cũng bị đưa vào lãnh cung. 

Hoàng hậu sinh ra Chu Hựu Đường, về sau trở thành Hoàng đế Minh Hiếu Tông. Dưới sự giúp đỡ của nhiều thái giám và cung nữ, Chu Hựu Đường sống trong lãnh cung đến năm 6 tuổi thì được vào cung nhận cha.

Ngoài ra, một nhà nghiên cứu từng nhắc đến "An Lạc Đường", cũng là một lãnh cung. Những người phụ nữ có tội hoặc già yếu, đau bệnh đều được đưa đến đây.

Nhưng khi bị bậc thiên tử thất sủng, hay phạm điều cấm kỵ của hoàng cung cũng có nghĩa là họ sẽ phải sống trong “lãnh cung” suốt đời. Ảnh minh họa

Nhưng khi bị bậc thiên tử thất sủng, hay phạm điều cấm kỵ của hoàng cung cũng có nghĩa là họ sẽ phải sống trong “lãnh cung” suốt đời. Ảnh minh họa

Thông thường xem các bộ phim cung đấu sẽ chỉ thấy lãnh cung dành cho phi tần thất sủng nhưng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc có ghi lại nội dung về lãnh cung dành cho đàn ông. Những người đàn ông bị đẩy vào lãnh cung cũng có kết cục bi thảm như phụ nữ.

Lãnh cung dành cho đàn ông được gọi với cái tên khá mỹ miều "Cung Tiêu Diêu" - nghĩa là hạnh phúc và gắn liền với Hoàng đế sáng lập ra nhà Minh  Chu Nguyên Chương. Vị hoàng đế này từng có tuổi thơ cơ cực do đó ghét người lười nhác. Ông quy định quần thần và dân chúng chỉ được nghỉ 3 ngày một năm là năm mới, đông chí và sinh nhật của ông. 

Tất cả những người cờ bạc hoặc rỗi rãi dắt chó, cầm lồng chim đi dạo đều phải vào Lầu Tiêu Diêu, biến nơi hạnh phúc trở thành nơi những kẻ lười nhác phải chết đói.

Lầu Tiêu Diêu vốn ở kinh đô cũ của triều Minh. Khi triều này dời về Bắc Kinh thì Cung Tiêu Diêu được xây dựng. Lúc này cung không dùng để giam cầm người dân lười nhác nữa mà trở thành nơi giam giữ phạm nhân và các thái giám. 

Những người bị đẩy vào Cung Tiêu Diêu sẽ bị bỏ đói đến chết. Sau đó, dưới thời nhà Thanh, truyền thống "Cung Tiêu Diêu" vẫn được kế thừa.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao kho báu Tử Cấm Thành bị ”xé lẻ”, một phần đặt ở Đài Loan?

Các cổ vật quý hiếm ở Tử Cấm Thành được đem đi sơ tán khỏi Bắc Kinh khi phát xít Nhật mở chiến dịch tổng tấn công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN