4 lý do xe tăng Đức, Mỹ viện trợ "khó làm nên chuyện" ở Ukraine

Những lần tham chiến trước đây cho thấy, xe tăng Leopard 2 của Đức và xe tăng M1 Abrams của Mỹ không phải “vũ khí bất bại”.

Xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất (ảnh: Sputnik)

Xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất (ảnh: Sputnik)

Giới chuyên gia quân sự Nga cho rằng, việc Mỹ, Đức cung cấp những mẫu xe tăng tiên tiến bậc nhất cho Ukraine khó làm thay đổi cục diện chiến trường.

“Xe tăng NATO sẽ không làm nên chuyện ở Ukraine. Thực tế là trong hơn 11 tháng xung đột, khoảng 2.000 xe tăng, bao gồm cả xe tăng của quân đội Ukraine và xe tăng nước này được viện trợ, đã bị phá hủy”, Alexey Leonkov – chuyên gia phân tích quân sự người Nga – nói với Sputnik News.

“Sự xuất hiện của 100 – 200 xe tăng từ NATO không có khả năng thay đổi cục diện chiến sự”, ông Leonkov nhận xét.

Theo ông Leonkov, có 4 lý do chính khiến Leopard 2 và M1 Abrams không thể “phô diễn” ở Ukraine.

1. Lịch sử tham chiến của Leopard 2 và M1 Abrams

“Cả Leopard 2 và M1 Abrams đều không phải vũ khí bất khả chiến bại. Chúng không phải vũ khí kỳ diệu và ai cũng biết điều đó. Những chiếc xe tăng này từng tham gia nhiều cuộc chiến, chủ yếu là với đối thủ yếu hơn về mặt khí tài quân sự”, ông Leonkov nói.

Theo ông Leonkov, trong cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan, 3 xe tăng Leopard 2 của Canada và 6 chiếc của Đan Mạch đã bị lực lượng Taliban phá hủy. 15 xe tăng Leopard 2 của Canada bị hư hỏng nhưng được sửa chữa.

Năm 1991, Mỹ tham chiến ở Iraq với Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Đây cũng là lần đầu tiên xe tăng M1 Abrams xuất hiện trên chiến trường. Ban đầu, xe tăng M1 Abrams tỏ ra khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi cuộc chiến kết thúc, 80 xe tăng M1 Abrams của Mỹ bị phá hủy, 530 chiếc khác phải đưa về Mỹ sửa chữa, theo Sputnik.

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ không phải vũ khí bất bại (ảnh: Sputnik)

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ không phải vũ khí bất bại (ảnh: Sputnik)

2. Nga có kho vũ khí chống tăng lớn

“Khi xe tăng Leopard 2 và M1 Abrams tới Ukraine, rất nhiều vũ khí chống tăng của Nga trên mặt đất và trên không đang chờ chúng”, ông Leonkov nói.

Ông Leonkov cũng lưu ý rằng, Nga có dòng xe tăng T-90M với pháo bắn đạn xuyên giáp đủ sức phá hủy xe tăng Leopard 2 và M1 Abrams.

“Đừng quên rằng xe tăng NATO sẽ tham chiến mà không có yểm trợ của không quân và hệ thống phòng không”, ông Leonkov nói thêm.

3. Mất quá nhiều thời gian để xe tăng Mỹ, Đức lăn bánh ở Ukraine

Leonid Reshetnikov – cựu Trung tướng thuộc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga – cho rằng, xe tăng Leopard 2 và M1 Abrams sẽ được gửi tới Ukraine theo từng lô, không phải hàng loạt. Điều này khiến chúng không thể sớm phát huy vai trò ở tiền tuyến.

“Trong vòng 3 tháng tới, thậm chí là 6 tháng, xe tăng Leopard 2 và M1 Abrams mới có thể ảnh hưởng tới chiến trường. Đức mất khoảng 2 tháng, trong khi Mỹ cần 4 hoặc 5 tháng nữa mới gửi xe tăng đến Ukraine. Quá trình đào tạo cũng kéo dài từ 7 – 8 tuần. Tất cả đều cần thời gian, nhưng quân đội Nga sẽ không cho phép đối thủ chuẩn bị kỹ càng”, ông Reshetnikov nói.

Chuyên gia Leonkov cũng lưu ý rằng, đến nay, NATO mới xác nhận gửi cho Ukraine vài chục xe tăng tiên tiến. Số lượng này là quá ít để lực lượng Ukraine mở một chiến dịch với lợi thế về xe tăng.

Xe tăng T-90M do Nga sản xuất – đối thủ của xe tăng NATO ở Ukraine (ảnh: Sputnik)

Xe tăng T-90M do Nga sản xuất – đối thủ của xe tăng NATO ở Ukraine (ảnh: Sputnik)

4. Xe tăng NATO đối mặt với những thách thức khôn lường

Theo ông Leonkov, NATO không nên ảo tưởng rằng những chiếc Leopard 2 và M1 Abrams chỉ cần tham gia trận đánh giữa xe tăng với xe tăng.

Ở Ukraine, xe tăng Leopard 2 nặng 62 tấn và M1 Abrams nặng 60 tấn có thể phải tác chiến trong đô thị, bị sa lầy khi băng tan vào mùa xuân, bị dân quân ở Donbass đánh du kích… Đây là những thách thức mà xe tăng NATO chưa từng đối mặt.

“Chúng ta sẽ sớm thấy những thiếu sót của M1 Abrams trên đất Ukraine. Nó có thể bị mắc kẹt trong bùn hoặc tuyết. Xe tăng của NATO vốn rất nặng. Chúng dễ bị tổn thương dù có lớp giáp dày”, Milovan Bajagic – chuyên gia quân sự người Serbia – nói với Sputnik.

Động cơ tua-bin khí của M1 Abrams với công suất 1.500 mã lực được cho là ngốn hàng trăm lít nhiên liệu khi vận hành. Điều này nghĩa là mỗi khi một đơn vị M1 Abrams triển khai, xe tiếp liệu cần đi cùng.

Theo AP, giới chức Mỹ lo ngại xe tăng M1 Abrams có thể gây “ác mộng” về hậu cần với quân đội Ukraine. Xe tăng M1 Abrams có thể vượt qua địa hình lầy lội, nhưng xe tiếp liệu thì không.

“Xe tăng M1 Abrams là phương tiện phức tạp, đắt đỏ, khó vận hành và không dễ bảo trì. Chúng chưa chắc phù hợp với Ukraine”, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ – ông Colin Kahl – nói hôm 18/1.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden trả lời ngắn gọn về kịch bản Mỹ gửi chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

Ukraine đang thúc đẩy phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như F-16. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm rằng F-16 sẽ không vượt qua lãnh thổ Ukraine và tấn công đất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – Sputnik ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN