Sinh viên tốt nghiệp và nỗi lo thất nghiệp

Hàng trăm ngàn cử nhân Đại học thất nghiệp mỗi năm, hàng ngàn người giấu tấm bằng đi làm công nhân, xe ôm công nghệ,…là những con số báo động thực trạng cử nhân chật vật tìm việc làm. Câu hỏi đặt ra là các bạn trẻ cần trang bị những gì để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp?

1. Khi doanh nghiệp và sinh viên không tìm được tiếng nói chung

Theo một báo cáo gần đây của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị đang ở mức 11,95%; cứ 100 thanh niên trong lực lượng lao động thì có tới 12 người thất nghiệp. Kể cả với những người đã có việc làm, tỷ lệ làm trái ngành vẫn chiếm tới 60%. Nhiều bạn trẻ thậm chí chấp nhận các công việc như dán 1 vạn cái tem với tiền công chỉ 500.000đ, chạy xe ôm công nghệ, phát tờ rơi hay phục vụ tại các nhà hàng.

Theo báo cáo mới nhất của Navigos Search, 38% sinh viên mới ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể nên cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm việc làm và chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng... khoảng 60% nhân lực trẻ cho biết kiến thức được đào tạo và thực tế làm việc khác biệt hoàn toàn. Ngược lại từ phía doanh nghiệp, theo của Tổng cục thống kê, các doanh nghiệp cho rằng gần 94% sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng đầy mâu thuẫn này. Trong khi các doanh nghiệp vẫn thiếu nhân sự, chi hàng tỷ đồng cho các chiến dịch, cuộc thi tuyển dụng nhân tài thì lực lượng cử nhân thất nghiệp vẫn tăng lên. Câu trả lời nằm ở chính bản thân các bạn trẻ và bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.

Nhiều cử nhân chật vật tìm kiếm việc làm

Nhiều cử nhân chật vật tìm kiếm việc làm

Nguyên nhân đầu tiên, nhiều bạn trẻ có thành tích học tập tốt, kiến thức hàn lâm được giảng dạy nắm rất vững nhưng lại thiếu hoàn toàn các kiến thức thực tế. Đây là một điều khó tránh khỏi bởi không thể yêu cầu các trường Đại học đổi mới giáo trình hàng tháng, hàng năm, nếu sinh viên không chủ động học hỏi từ môi trường và những người thầy thực tế sẽ khó lòng tránh khỏi việc ngỡ ngàng khi công việc thực tế khác xa với những gì được học.

Điều thứ hai mà các bạn trẻ mới ra trường thường mắc phải là kỷ luật kém và thái độ thiếu học hỏi. Trong quãng thời gian đi học, nhiều bạn hình thành các thói quen xấu như thức đêm xem phim, sáng dậy muộn, bỏ bữa, trốn tiết,…đến khi ra trường phải làm quen với kỷ luật nghiêm ngặt của công ty thì cảm thấy thật gò bó, chán nản. Nhiều bạn với tấm bằng giỏi ra trường lại thường cảm thấy khó chịu khi bị giao những việc vặt, việc nhỏ, cảm thấy bất mãn khi bị tránh phạt hay đánh giá không cao,…Đây cũng chính là những hậu quả của việc thiếu trải nghiệm thực tế khi còn trên ghế nhà trường.

Doanh nghiệp cần gì ở sinh viên?

Trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp cần gì ở một ứng viên, ông Phạm Văn An – giám đốc hệ thống Thế giới đồ gỗ, quản lý của hàng trăm nhân viên cho biết: “Điều đầu tiên chắc chắn là kỹ năng chuyên môn cơ bản, cái này các bạn có thể học trên trường kết hợp tìm hiểu thực tế. Điều thứ hai là kỷ luật, thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, chịu khó học hỏi. Nếu các mới ra trường đã có sẵn kinh nghiệm làm việc thực tế thì lại càng là điểm cộng. Và cuối cùng, quan trọng không kém trong thời đại bây giờ là Tiếng Anh, kỹ năng mềm để hôi nhập với môi trường làm việc”

Đây cũng là những ý kiến chung của nhiều chủ doanh nghiệp, nhà tuyển dụng nhân sự. Tổng kết lại, với một ứng viên mới, các doanh nghiệp thường có 05 yêu cầu thực tế như sau:

- Có kỹ năng chuyên môn cơ bản

- Kỷ luật làm việc tốt

- Thái độ cầu tiến, ham học hỏi

- Có trải nghiệm thực tế

- Có khả năng sử dụng tiếng Anh, kỹ năng mềm tốt để hội nhập

Bài toán đặt ra là, nếu để các bạn trẻ mới 17-18 tuổi chật vật tự tìm cách trang bị các yếu tố trên thì sẽ rất khó khăn, ít hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và hỗ trợ cho thế hệ trẻ, rất cần có sự vào cuộc của các đơn vị trường học. Thấu hiểu được điều đó, Trường Doanh nhân CEO Việt Nam tiên phong ứng dụng phương pháp đào tạo theo đúng chuẩn khung năng lực doanh nghiệp cần ở một nhân sự vào chương trình đào tạo của mình.

Sinh viên tốt nghiệp và nỗi lo thất nghiệp - 2

Sinh viên Trường Doanh nhân CEO Việt Nam được đào tạo kiến thức cơ bản lẫn thực tiễn

Kết hợp với hệ thống giáo dục quốc gia, Trường cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực tế được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên 100% là chủ doanh nghiệp, cán bộ cấp cao tại nhiều công ty, tập đoàn. Khi ra trường, sinh viên vừa có bằng Cao đẳng chính quy, vừa đảm bảo kiến thức, kỹ năng chuyên môn thực tế.

Trường sử dụng mô hình đào tạo quân đội với 11 khung giờ sinh hoạt khép kín mỗi ngày, đảm bảo sinh viên không lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa và tạo ra thói quen tốt, tôn trọng thời gian.

Trường cũng rất chú trọng tới việc đào tạo Tiếng Anh thương mại cho sinh viên. Tới năm hai, 100% sinh viên đã được bố trí thực tập tại doanh nghiệp để tích lũy trải nghiệm thực tế, rèn luyện thái độ và khả năng hội nhập với môi trường Doanh nghiệp.

Không bỏ qua yếu tố trải nghiệm tuổi trẻ và gắn kết giữa tập thể sinh viên, Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại, du lịch, các cuộc thi giúp sinh viên có được những khoảng thời gian ý nghĩa, tràn đầy niềm vui.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN