Dám đổi nghề - hướng đi táo bạo của những bạn trẻ mê sáng tạo

Hẳn là sau khi ra trường, nhiều người đã chọn một công việc ổn định. Song cũng có không ít những bạn trẻ vẫn đang hoang mang trước con đường sự nghiệp và tự hỏi: liệu ngành học bấy lâu nay có đúng là công việc mà mình mong muốn? Hay con đường đó có thật sự phù hợp với khả năng và đam mê của mình hay không?

Chênh vênh tuổi 25 và những mối bận tâm nghề nghiệp sau khi ra trường

Với Quỳnh Giang, cô nàng đã phần nào… “may mắn” hơn khi nhận ra vấn đề của mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Từng là cựu sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing, cô nàng đã từng cảm thấy  mỗi ngày đến trường của mình là những chuỗi ngày lười nghe giảng, bấm điện thoại, điểm số trì trệ. Khoảng thời gian đó Giang cảm thấy rất lạc lõng, từ một đứa đam mê, nhiệt huyết, luôn được mọi người ngưỡng mộ, Giang lại trở thành một đứa thiếu chí hướng và sự cầu tiến.

Dám đổi nghề - hướng đi táo bạo của những bạn trẻ mê sáng tạo - 1

Quỳnh Giang (ngoài cùng bên phải): mình muốn con đường của bản thân đi mỗi ngày phải thật sự thú vị và đầy tính thử thách

Khi bình tâm nghĩ lại, Giang nghĩ: “Tại sao mình lại lãng phí thời gian bằng những việc vô bổ như vậy? Tại sao mình không lo học? Liệu mình có an phận với công việc bàn giấy đều đều mỗi ngày? Nếu cứ như vậy mình có phát triển được không?”. Cứ như thế, rất nhiều câu hỏi hiện ra trong đầu mình và đưa mình đi đến kết luận: “Đây rõ ràng không phải là con đường dành cho mình, nó quá nhàm chán, mình muốn con đường của bản thân đi mỗi ngày phải thật sự thú vị và đầy tính thử thách”.

Hay như Nguyễn Trần Phương Nhung (Ry Nguyen), vốn có xuất phát điểm là học và làm trong  ngành Xuất Nhập Khẩu, nhưng Nhung nhanh chóng nhận ra đó chưa bao giờ là đam mê của mình. Cô nàng cũng loay hoay, băn khoăn cố gắng theo tiếp một thời gian, để rồi sau đó, lại tìm cách … “bỏ chạy” khỏi ngành càng sớm càng tốt.

Dám đổi nghề - hướng đi táo bạo của những bạn trẻ mê sáng tạo - 2

Arena Face - Phương Nhung: từ bỏ ngành Xuất Nhập Khẩu vì đó không phải là đam mê

Cũng như bao nhiêu sinh viên đã, đang và sẽ tiếp tục học cho bằng hết con đường mình đã chọn, thậm chí học tiếp tục lên cao học, cử nhân,… để rồi khi cầm tấm bằng ra trường, lại hoang mang trước câu hỏi lớn: “Mình sẽ làm gì tiếp với tấm bằng này?”.

Theo bản tin khảo sát thị trường lao động quý 2/2018, được Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Thống kê công bố hôm 18/9/2018 tại Hà Nội, cả nước có 126,900 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Một con số đáng suy ngẫm về tình trạng hướng nghiệp của người trẻ, khi không tìm được nơi làm việc phù hợp sau khi ra trường. Và chúng ta có quyền đặt câu hỏi tương tự với những người đã tìm được việc sau khi ra trường, là liệu, họ có thực sự yêu thích công việc hiện tại, đang chiếm đến gần 1/2 thời gian trong ngày của mình hay không? Họ có tìm được hứng thú, đam mê trong công việc của mình hay không?...

Đổi nghề - bước ngoặt dũng cảm khi người trẻ muốn làm chủ tương lai của chính mình

Đời thay đổi khi ta thay đổi – và rất nhiều người đã dám thay đổi để tìm cho mình một con đường đúng đắn. Thay đổi chưa bao giờ là một sự lựa chọn dễ dàng, nhất là với người trẻ, bởi nó thiếu an toàn, mông lung, khiến người thân lo lắng. Đó cũng chính là lý do vì sao mà gia đình Quỳnh Giang nhất quyết ngăn cản khi nghe cô quyết định từ bỏ đại học, vì ai cũng quan niệm học Đại học là để thành công, bỏ hay rớt Đại học là tương lai kết thúc.

Dám đổi nghề - hướng đi táo bạo của những bạn trẻ mê sáng tạo - 3

Đồ án Pinocchio - 3D Short Film của nhóm Quỳnh Giang

Nhưng Quỳnh Giang thì lại không cảm thấy như vậy, thời điểm đó là cột mốc quan trọng chấm dứt sự lựa chọn sai lầm ở tuổi 18 và mở ra cơ hội trở thành thủ khoa Arena Multimedia sau này. Tuy khởi đầu có phần gian nan vì thiếu nền tảng, nhưng nhờ được đào tạo thực tiễn, lý thuyết song song với thực hành, nên từ đó Giang được trang bị nhiều kỹ năng từ thiết kế, làm phim, 3D,.... hỗ trợ tối đa cho công việc chính. Và chiếc bằng thủ khoa của Giang sau này chính là lời bảo chứng thành tích hoàn toàn thuyết phục, khiến gia đình an tâm hơn, và chính Quỳnh Giang cũng dễ dàng tìm được cho mình một công việc yêu thích sau này.

Dám đổi nghề - hướng đi táo bạo của những bạn trẻ mê sáng tạo - 4

Phương Nhung tại lễ tốt nghiệp Arena Multimedia 2018

Còn với Phương Nhung - Sau khi rời ngành và dành thời gian lắng nghe bản thân, Nhung nhận ra sở trường của mình có thiên hướng về thuật toán và nghệ thuật. Đó cũng chính là cơ duyên khiến cô nàng tìm đến Arena Multimedia và mở ra một tương lai mới, một định hướng nghề nghiệp mới cho mình liên quan đến thiết kế đồ họa.

Dám đổi nghề - hướng đi táo bạo của những bạn trẻ mê sáng tạo - 5

Bộ tranh gần nhất Nhung vẽ minh họa cho Tường An, đây là công việc mà bạn làm ở công ty 

Khi một cánh cửa đóng lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra cho bạn

Không phải ai cũng may mắn nhận ra rõ đam mê của mình ngay từ những năm đầu đời, nhưng chưa bao giờ là quá trễ để thay đổi và tìm ra câu trả lời cho tương lai của bản thân. Bởi ngoài kia, không chỉ có những Quỳnh Giang, hay Phương Nhung, mà còn rất nhiều người khác sẵn sàng đánh đổi vài năm “sai lầm” của mình để tìm hiểu và định hướng cho mình một con đường đúng đắn, để được mỗi ngày đều làm những việc yêu thích.

Hãy dành thời gian nhiều hơn cho bản thân và tự hỏi bạn có thực sự yêu thích ngành học hiện tại của mình hay không? Bạn làm việc chỉ vì mức lương hay đó có thực sự là đam mê của bạn? Nếu không làm việc vì tiền, thì bạn sẽ làm gì? … Vùng an toàn có thể là một cái bẫy cho những ai mang nhiều hoài bão, đặc biệt là với những người trẻ, và chỉ khi bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn đó để thử thách bản thân ở những điều chưa từng làm, bạn mới biết là mình hoàn toàn có thể đạt được những thứ trước đây chưa bao giờ có. Đó có thể là một công việc mơ ước, một sự đam mê tràn đầy năng lượng cho mỗi ngày làm việc, và tất nhiên là một mức lương cao, xứng đáng với năng lực và những cố gắng của bạn mỗi ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN