“Cha đẻ” của Yahoo từng bị chê cười vì khả năng nói tiếng Anh
Jerry Yang, nhà sáng lập Yahoo, có cha là người Đài Loan và mẹ là giáo viên tiếng Anh người Mỹ. Định cư tại Mỹ từ khi 10 tuổi, tuy nhiên, ông phải mất rất nhiều thời gian học ngôn ngữ của quê mẹ.
Năm 1968, cậu bé Jerry Yang cất tiếng khóc chào đời tại thủ phủ Đài Bắc (Đài Loan). Sau khi bố qua đời năm Yang tròn hai tuồi, mẹ đã chăm sóc Yang và người em trai Ken lớn lên. Khi lên 10, Yang được mẹ đưa về Mỹ định cư tại ngoại ô San Jose. Tại thời điểm đó, hai anh em Yang chỉ biết đúng một từ tiếng Anh là “shoe” (giày). “Ban đầu, chúng tôi bị mọi người cười rất nhiều. Tôi thậm chí còn không biết người trên đồng USD là ai.”, Yang nhớ về những ngày đầu tiên tới Mỹ.
Ảnh: rantfinance
Ông phải mất 3 năm để thành thạo được ngôn ngữ này trước khi ông có được những thành tích đầu tiên trong học tập. Mặc dù ông vẫn dành thời gian chơi tennis và làm chủ tịch câu lạc bộ học sinh, Yang tốt nghiệp phổ thông với số điểm cao nhất lớp. Sau đó, ông được tuyển vào trường Đại học Stanford. Tại đây, ông hoàn thành cùng lúc 2 văn bằng cử nhân và kỹ sư điện. Yang tiếp tục ở lại Đại học Stanford để lấy bằng tiến sỹ. Sau khi gặp người có cùng đam mê Internet trong khóa học tiến sĩ - David Filo, ông đã bỏ giữa chừng để cùng bạn thành lập Yahoo.
Ảnh: inamerica
Trong thời kỳ hoàng kim, Yahoo đã thu hút hàng triệu người sử dụng từ khắp nơi trên thế giới với nhiều thứ tiếng khác nhau. Yahoo từng là một trang web tìm kiếm đứng ở vị trí số 1 thế giới và có doanh thu từ quảng cáo lên đến hàng tỷ USD.
Ở tuổi 38, Jerry Yang được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong những tỷ phú trẻ của lĩnh vực công nghệ thông tin. Ông xếp thứ 432 trong những người giàu nhất thế giới với tổng số tài sản cá nhân ước tính khoảng 2,2 tỷ USD.
Ảnh: Dailytech
Đừng để tiếng Anh cản trở con đường thành công của bạn.
Dù sống tại Mỹ và mẹ là giáo viên tiếng Anh, Jerry Jang vẫn phải mất tới 3 năm để nói được ngôn ngữ mới. Có thể bạn không sống tại Mỹ hay các nước nói tiếng Anh, nhưng trong thời đại hội nhập, các bạn trẻ phải tranh thủ học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi để không bỡ ngỡ trước xu hướng toàn cầu hóa.
Có được môi trường giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh như ông chủ Yahoo là một điều kiện tuyệt vời để thành thạo ngoại ngữ này. Tuy nhiên, ngay cả khi ở các nước châu Á như Việt Nam, bạn vẫn có thể tự tạo ra cho mình môi trường giao tiếp tiếng Anh nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Chỉ cần một chiếc laptop hay smartphone có nối mạng, hàng ngàn cơ hội luyện nói với người nước ngoài đang mở ra trước mắt. Mạng xã hội, website kết nối với bạn bè quốc tế hay những chương trình học tiếng Anh trực tuyến có sự tương tác với giáo viên bản ngữ là những gợi ý hay cho những bạn đang tìm kiếm môi trường luyện nói.
Trên thế giới, nhiều trường Đại học nổi tiếng như Harvard hay Stanford đã và đang áp dụng phương pháp học trực tuyến cho hàng triệu người. Còn ở Việt Nam, chương trình học tiếng Anh trực tuyến Topica Native cũng đang được quan tâm rộng rãi. Việc ứng dụng công nghệ giúp người học cảm thấy hứng thú hơn với những bài giảng hấp dẫn, sinh động và dễ dàng áp dụng ngay vào thực tế.
Chương trình được mở 16 tiếng từ 8h sáng đến 24h đêm giúp người bận rộn vẫn có thể lựa chọn ca học phù hợp với mình.
Theo anh Mai Xuân Lên (Công ty truyền tải điện Quốc gia), phương pháp học tiếng Anh mà Topica Native đang áp dụng đã giúp điểm nói của anh tăng ấn tượng. “Chỉ trong 1 thời gian ngắn khoảng 2 tháng, điểm nói của tôi đã tăng được 347 điểm. Tôi không còn e ngại khi nói chuyện với người nước ngoài nữa. Tôi muốn nói Tiếng Anh tốt hơn, nhưng công việc lại bận rộn nên phải tìm những đơn vị học tập với thời gian linh hoạt. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, tôi chọn phương án học tiếng Anh trực tuyến, cụ thể là “Buffett tiếng Anh" của Topica Native. Chương trình cho phép tôi học bao nhiêu tuỳ thích với 16 ca mỗi ngày”.
Được biết, gần 80% học viên sau khi hoàn thành khóa học có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài nhờ tương tác thường xuyên với các thầy cô giáo bản ngữ.
Click http://tienganh.native.vn/ để tìm hiểu thêm về phương pháp học này.