Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch

Nói đến thành phố Hòa Bình, du khách sẽ nghĩ ngay đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà, nhưng vùng đất này còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh như: động Tiên Phi, động Ba cô tiên, núi Cô, rừng Lim…, và đặc biệt là không gian văn hóa Mường, cái nôi của người Việt cổ, gắn liền tiếng cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng.

Từ lòng hồ Hòa Bình đến bản Mường Bích Trụ

Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch - 1

Hồ Hòa Bình - Ảnh aizacruzwing

Nằm trên dòng Đà giang, hồ Hòa Bình được mệnh danh là một “vịnh Hạ Long trên núi” bởi cảnh quan thiên nhiên nên thơ hữu tình, hệ thống động thực vật phong phú nằm rải rác ở 47 đảo lớn nhỏ. Trong mênh mông hồ nước, quần thể nhà máy Thủy điện Hòa Bình là điểm đến tượng đối với du khách. Đây công trình kiến trúc hùng vĩ ghi dấu ấn tình hữu nghị Việt - Xô, với những bí mật trong “bức thư thế kỉ” gửi thế hệ mai sau và tượng đài Bác Hồ hoành tráng có chiều cao 18 m, nặng khoảng 400 tấn. Dọc theo lòng hồ Hòa Bình, du khách có thể tham quan động Tiên Phi; rừng Lim, núi Cô, thác Giăng …

Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch - 2

Bản Bích Trụ - Ảnh Lê Chung

Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch - 3

Bảo tàng không gian văn hóa Mường - Ảnh Bảo tàng KGVH Mường

Ngoài thiên nhiên kì thú, thành phố Hòa Bình còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Hòa Bình Phật Quang Tự lớn nhất tỉnh Hòa Bình; nhà tù Hòa Bình nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng như Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch; trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình - địa điểm Bác Hồ về thăm năm 1962; bảo tàng không gian văn hóa Mường và bảo tàng di sản văn hóa Mường, nơi tái hiện và trưng bày những giá trị văn hóa Mường.

Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch - 4

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mùa xả lũ - Ảnh tungtrinhdinh

Thành phố Hòa Bình là nơi tụ cư của nhiều tộc người, trong đó người Mường có lịch sử lâu dài nhất, mang nhiều giá trị văn hóa đại diện cho vùng đất này. Đến với bản Mường Bích Trụ, du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ, bởi người Mường nơi đây còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa tộc người. Họ vẫn sinh sống trong những ngôi nhà sàn cổ truyền, thưởng thức rượu cần, cơm lam, măng rừng, thịt chua... Các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gia như: đánh cồng chiêng, hát thường rang, bọ mẹng, ném còn, đánh mảng... vẫn được đồng bảo bảo lưu gần như nguyên vẹn.

Để du lịch thành phố Hòa Bình phát triển bền vững

Thành phố Hòa Bình có đủ những điều kiện để phát triển du lịch bền vững, nhưng để thực hiệu được cần phải nghiên cứu, xây dựng và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch từ nguồn tài nguyên nói trên. Chính vì vậy, ngày 28/05/2019, UBND thành phố Hòa Bình phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hòa Bình năm 2019” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các tỉnh/thành phố, các huyện bạn, các Hiệp hội Du lịch cùng các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành và cơ quan thông tấn báo chí.

Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch - 5

Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hòa Bình năm 2019”

Tại Hội thảo, các chuyên gia về du lịch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và công ty du lịch lữ hành đã trao đổi sôi nổi và thẳng thắn về thực trạng và tình hình phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố; định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch thành phố Hòa Bình trong thời gian tới.

Thành phố Hòa Bình khai thác các tiềm năng phát triển du lịch - 6

Hòa Bình chú trọng phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Theo đó, thành phố Hòa Bình cần nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Trao đổi với các địa phương để tìm giải pháp phát triển du lịch; Thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mở rộng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; Tiếp tục dành nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN