Cảm biến dấu vân tay nên nằm ở mặt trước smartphone
Tính năng khóa thiết bị bằng dấu vân tay được xem là tiêu chuẩn trong dòng smartphone cao cấp hiện nay.
Sau khi Apple khởi xướng công nghệ cảm ứng Touch ID trên iPhone 5s, máy quét dấu vân tay đã dần dần trở thành “mốt” trên nhiều điện thoại thông minh.
Thử nghiệm trên các vị trí
Gần đây, các nhà sản xuất đã bắt đầu thử nghiệm đặt máy quét dấu vân tay trên nhiều địa điểm khác nhau trên smartphone. Đây được xem là yếu tố bắt buộc để đổi mới thiết kế và gây ấn tượng với khách hàng qua đặc trưng sản phẩm của từng thương hiệu. Hiện trên các thiết bị của Huawei và dòng LG V10, bộ phận này được tích hợp vào phím nguồn. Trên Xperia Z5, máy quét sinh trắc học cũng được kết hợp với phím nguồn tại cạnh phải của điện thoại. Tuy nhiên, đây vẫn chưa được xem là nơi “đắc địa” nhất.
Khi điện thoại nằm trên một mặt phẳng, người dùng muốn nhận cuộc gọi, kiểm tra thông báo nhanh chóng thì cách tương tác nhanh nhất và tiện nhất là trên màn hình cảm ứng. Thay vì phải mất thời gian nhấc thiết bị lên, nhấn vào nút nguồn, người dùng chỉ cần lướt trên màn hình là có thể mở khóa và thực hiện tương tác trong chớp mắt.
Không nên tích hợp với nút nguồn
Trong điều kiện lý tưởng nhất, máy quét dấu vân tay nên được thiết kế tách riêng với nút nguồn. Điển hình là trên dòng iPhone hay Galaxy của Apple và Samsung, tính năng này được tích hợp vào nút Home vật lý. Thông thường, các dòng điện thoại phổ biến ngày nay có máy quét vân tay tích hợp vào phím nguồn sẽ có tính năng tap – to - wake ( chạm tay 2 lần vào màn hình để mở khoá).
Máy quét dấu vân tay dễ dàng bị cản trở bởi vỏ máy
Nhiều người cho rằng bộ phận nhận dạng dấu vân tay nằm ở nút nguồn được xem là nơi thích hợp nhất. Tuy nhiên, thực tế đem lại hoàn toàn khác. Lý do là các nút nguồn luôn được thiết kế mỏng và dài, hình chữ nhật ở cạnh máy, trong 1 diện tích nhỏ (smartphone đều hướng đến độ “siêu mỏng”) nên vân tay khi in lên sẽ bị biến dạng.