Rau ăn lá, bí xanh tăng giá trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội đợt 2

Theo Sở Công thương, trong đợt giãn cách thứ 2, hàng hóa thường xuyên dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống, giá cả ổn định, trừ một số mặt hàng rau ăn lá, bí xanh, thủy hải sản nước mặn tăng nhẹ khoảng 5-7%.

Tối 20/8, Sở Công thương Hà Nội đã thông tin về nguồn cung và điều phối hàng hóa phục vụ nhân dân phòng chống dịch COVID-19 trong đợt giãn cách thứ 2.

Sở Công thương cho biết, về nguồn cung, Hà Nội luôn chủ động chuẩn bị nguồn cung để cân đối cung cầu, chỉ đạo các hệ thống phân phối dự trữ hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng.

Khi nguồn cung hàng hóa qua các chợ đầu mối về chợ dân sinh bị giảm khoảng 10- 15% do phải đóng cửa, Hà Nội đã chỉ đạo các hệ thống phân phối hiện đại tiếp tục tăng lượng dự trữ cao hơn từ 1,5 -  2 lần so với lượng hàng đang dự trữ; chủ động đưa hàng về các kho trong nội thành; một số cơ sở chế biến trên địa bàn tiếp tục tăng công xuất để cung cấp hàng cho các hệ thống phân phối (có doanh nghiệp tăng 200%)….

Do đó hàng hóa thường xuyên dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống, giá cả ổn định, trừ một số mặt hàng rau ăn lá, bí xanh, thủy hải sản nước mặn tăng nhẹ khoảng 5 - 7%.

Theo Sở Công thương, trong đợt giãn cách thứ 2, hàng hóa thường xuyên dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống, giá cả ổn định, trừ một số mặt hàng rau ăn lá, bí xanh, thủy hải sản nước mặn. Ảnh minh họa.

Theo Sở Công thương, trong đợt giãn cách thứ 2, hàng hóa thường xuyên dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống, giá cả ổn định, trừ một số mặt hàng rau ăn lá, bí xanh, thủy hải sản nước mặn. Ảnh minh họa.

Các hệ thống phân phối cũng đa dạng các hình thức bán hàng (bán online trên nền tảng TMĐT, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, đăng ký phục vụ 24/7....) để phục vụ nhân dân.

Các quận, huyện, thị xã cũng đã xây dựng Phương án tổ chức triển khai điểm bán hàng lưu động trong tình huống dịch COVID-19 phức tạp, sẵn sàng kích hoạt 2.500 điểm bán hàng lưu động đã bố trí.

Đến thời điểm hiện tại đã có 9 quận tổ chức 45 điểm bán hàng lưu động, 63 điểm bán hàng dã chiến phục vụ nhân dân do trên địa bàn có chợ hoặc cơ sở kinh doanh phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Một số quận đã lập nhóm trao đổi thông tin giữa nhân dân trên địa bàn với các đơn vị phân phối để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa thuận tiện, hạn chế đi lại.

Cùng với đó, để sẵn sàng phục vụ hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân khi diễn biến dịch phức tạp hơn, Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký nhu cầu bán hàng lưu động bằng xe ô tô. Hiện đã có 06 quận, huyện đăng ký nhu cầu 62 điểm điểm bán hàng bằng xe bus, 14 doanh nghiệp đăng ký tham gia bán hàng lưu động bằng ô tô và  xe bus.

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa, Sở Công thương Hà Nội tiếp tục hỗ trợ các tỉnh thành phố tiêu thụ sản phẩm dư cung, đang khó khăn trong tiêu thụ.

Đồng thời, phối hợp với các địa phương rà soát lại nguồn cung hàng hóa trên địa bàn, nắm nhu cầu tiêu thụ nông sản thực phẩm của người dân để chỉ đạo các hệ thống phân phối thu mua giúp người dân hạn chế đi lại, đảm bảo công tác phòng chống dịch trên địa bàn….

Về hệ thống phân phối, hiện Thành phố có 103 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 449 chợ có kinh doanh thực phẩm, 1800 cửa hàng tiện lợi, 141 chuỗi, trên 20.000 cửa hàng hóa, 8355 điểm bán hàng bình ổn giá (tăng gấp 7 lần so với hàng năm triển khai Chương trình bình ổn thị trường) đã được Sở Công Thương niêm yết công khai trên địa bàn Thành phố để phục vụ nhân dân.

Tổ chức chương trình "Siêu thị mini 0 đồng - Hà Nội trái tim hồng" để hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động trên địa bàn Thành phố, đến nay đã tổ chức 5 siêu thị 0 đồng và dự kiến tiếp tục mở thêm 18 điểm trong thời gian tới.

Sở Công thương cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa. Hiện có 32 chợ, 7 cửa hàng tiện lợi đóng cửa để thực hiện truy vết, khử khuẩn.

Để đảm bảo kết nối nguồn cung hàng hóa và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối hoặc trường hợp chợ đầu mối tạm đóng cửa do dịch, Thành phố đã nhất trí trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn thành phố gồm: Khu công nghiệp phụ trợ Nam Hà Nội (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên); Khu tái định cư (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn); Ô đất trống xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; Bến xe Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông); Trung tâm xúc tiến thương mại- Bộ Nông nghiệp &PTNT (số 489 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm).

Sở Công thương khẳng định, trong bất kỳ tình huống nào các hệ thống phân phối của Hà Nội cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi lượng mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống không để địa bàn bị trống hàng, thiếu hàng.

Do đó, Sở Công thương đề nghị người dân yên tâm, không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, tăng cường hình thức mua sắm onile để tránh gây tập trung đông người.

Nguồn: [Link nguồn]

Người chăn nuôi lỗ nặng, lo thiếu thực phẩm Tết

Giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, giá lợn hơi và gà thịt liên tục giảm mạnh khiến nhiều người chăn nuôi lỗ nặng và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN