Nhiều chủ cây xăng tại An Giang lo lỗ, phải đóng cửa vì... quy định mới

Nhiều chủ cửa hàng xăng dầu nhỏ ở An Giang cho rằng, quy định mới về giá bán lẻ giữa thương nhân đầu mối và phân phối gây khó khăn cho họ.

Thương nhân phân phối xăng than vãn

Ngày 17/5, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) ký văn bản số 2660/BCT/TTTN về việc thực hiện nghiêm quy định về giá bán xăng dầu.

Nhiều chủ cửa hàng xăng dầu nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang đang than khó.

Nhiều chủ cửa hàng xăng dầu nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang đang than khó.

Văn bản nêu rõ, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn.

Các thương nhân này cũng được quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu mazut là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

Và từ chiều 23/5, giá xăng đã lên “đỉnh”, RON 95-III lên 30.650 đồng/lít (vùng 1). Giá vùng 2 (tại tỉnh An Giang) đối với xăng RON 95-III lên 30.850 đồng/lít.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu (vùng 2), nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao, dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thì chỉ thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công thương).

Giá bán này để bù đắp chi phí phát sinh, nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.

Còn thương nhân phân phối xăng dầu được yêu cầu lựa chọn nguồn hàng giá tốt để cung ứng cho hệ thống phân phối của mình, đảm bảo giá bán lẻ không cao hơn giá công bố.

Thương nhân phân phối xăng dầu phải đảm bảo giá bán lẻ không cao hơn giá công bố.

Thương nhân phân phối xăng dầu phải đảm bảo giá bán lẻ không cao hơn giá công bố.

Sau khi có văn bản này, các chủ cửa hàng xăng dầu nhỏ (thương nhân phân phối xăng dầu) than khó bởi họ cho rằng, hệ thống vận hành của họ và thương nhân đầu mối đều giống nhau, cùng có chuỗi các của hàng và đại lý trực thuộc và đều có những địa bàn thuộc vùng 2 theo quy định nhưng “bên được hưởng, bên thì không”.

Bà Trần Thị Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Mỹ Hòa (số 693/10 phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) cho biết: “Công ty chúng tôi có một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu và các đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của công ty theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các đại lý bán lẻ đều nằm ở vị trí xa cảng, xa kho xăng dầu thương nhân đầu mối và ở địa bàn có kênh rạch chằng chịt, đường bộ, cầu hạn chế trọng tải, điều kiện vận chuyển rất khó khăn, khoảng cách vận chuyển xa, phức tạp”.

Đơn kiến nghị của một công ty.

Đơn kiến nghị của một công ty.

Bà Yến cho biết, để bù đắp chi phí vận chuyển từ kho thương nhân đầu mối về kho công ty, từ kho công ty đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, từ nhiều năm nay, công ty đều áp dụng giá bán lẻ xăng dầu theo giá (vùng 1) cộng thêm 200 đồng/lít và không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.

Giá bán lẻ này phù hợp với giá bán lẻ do Petrolimex An Giang, Mê Kông An Giang, SaiGon Petro An Giang, Nam Sông Hậu An Giang.

“Nếu bây giờ chúng tôi áp dụng giá bán lẻ (vùng 1) thì không thể đủ chi phí vận chuyển từ kho đầu mối đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Kinh doanh xăng dầu sẽ bị thua lỗ không hiệu quả dẫn đến chất lượng phục vụ không tốt. Từ đó đại lý bán xăng sẽ phải bán cây xăng”, bà Yến giải thích.

Cũng theo bà Yến, việc chênh lệch giá của cửa hàng xăng dầu thương nhân đầu mối với với các cửa hàng xăng dầu thương nhân phân phối dẫn đến không bình đẳng và bất ổn về giá. Từ đó, dễ thiếu hàng cục bộ ở từng thời điểm do khách hàng sẽ lựa chọn những cửa hàng bán xăng dầu có giá bán lẻ thấp hơn để mua xăng dầu.

Và điều này sẽ dẫn đến tình trạng các cửa hàng của thương nhân phân phối sẽ không có đủ xăng để phục vụ.

Việc vận chuyển xăng dầu về An Giang khá tốn kém.

Việc vận chuyển xăng dầu về An Giang khá tốn kém.

“Hiện chúng tôi đã làm đơn gửi đến Sở Công thương tỉnh An Giang xem xét cho phép công ty chúng tôi được áp dụng giá bán lẻ xăng dầu bằng với giá bán lẻ của thương nhân đầu mối đã công bố trên địa bàn An Giang”, bà Yến mong mỏi.

"Có sự phân biệt giữa thương nhân đầu mối và phân phối?"

Bà Nguyễn Thu Hương, quản lý hệ thống thương nhân phân phối, DNTN Hiệp Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho biết, khi đọc văn bản 2660 của Bộ Công thương ban hành, bà thấy việc bất cập thực hiện giá bán lẻ xăng dầu giữa thương nhân đầu mối với thương nhân phân phối.

“Nếu thay đổi về giá cả thì Bộ Công thương yêu cầu đơn vị sẽ kiểm tra giá đúng quy định. Việc kiểm tra giá thì sẽ do Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra.

Còn UBND tỉnh và Sở Công thương chỉ ổn định nguồn cung, trao đổi với thương nhân phân phối, thương nhân đầu mối để ổn định nguồn cung cho các đại lý bán lẻ không đóng cửa hay lý do khách quan khác.

Nếu nói về việc giá xăng lên hay xuống thì do Bộ Công thương quyết chứ địa phương hoặc Sở không có thẩm quyền về việc này”, ông Trần Minh Hùng, Giám đốc Sở Công thương An Giang nói.

“Nhà nước quy định giá nào, bán giá đó thì sẽ có sự bình đẳng. Quy định như thế này, 2 cửa hàng sát nhau nhưng một bên là của thương nhân đầu mối, bên là phân phối, giá chênh nhau 200 đồng/lít, ắt sẽ xảy ra so sánh.

Trong khi đó, doanh nghiệp tôi vẫn đi lấy hàng xa giống mấy ông đầu mối nhưng lại chịu thiệt thòi thì vô lý quá”, bà Hương bức xúc nói.

Cũng theo bà Hương, như vậy phải chăng có việc “phân biệt đối xử” giữa thương nhân phân phối và thương nhân đầu mối?

“Hiện thời điểm này giá chiết khấu cho các đại lý là 200 đồng/ lít. Việc An Giang là vùng 2 thì các cửa hàng làm sao bán hơn 1.000 lít/ngày - nhất là khu vực nông thôn?

Chúng tôi bán giỏi lắm 500/lít/ngày thì lời được bao nhiêu? Ngoài ra, việc trả lương cho nhân viên và các chi phí khác, chắc chắn sẽ lỗ nặng”, bà Hương giải thích.

An Giang hiện có 5 chi nhánh/công ty con thương nhân đầu mối (Petrolimex, Petromekong, SaiGon Petro, Nam Sông Hậu) và 3 Tổng đại lý xăng dầu trực thuộc thương nhân đầu mối.

An Giang hiện có 5 chi nhánh/công ty con thương nhân đầu mối (Petrolimex, Petromekong, SaiGon Petro, Nam Sông Hậu) và 3 Tổng đại lý xăng dầu trực thuộc thương nhân đầu mối.

Ông Trần Minh Hùng, Giám đốc Sở Công thương tỉnh An Giang cho biết, hiện đơn vị có nhận được vài đơn kiến nghị của thương nhân phân phối trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Hùng, tỉnh An Giang thuộc địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, hiện có 5 chi nhánh/công ty con thương nhân đầu mối (Petrolimex, Petromekong, SaiGon Petro, Nam Sông Hậu) và 3 Tổng đại lý xăng dầu trực thuộc thương nhân đầu mối.

Các điểm này được bán giá xăng dầu không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm theo quy định tại công văn số 2660 và Nghị định 95 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, chiếm khoảng 42% thị phần cửa hàng xăng dầu tại An Giang.

Theo giá xăng dầu đăng ký của chi nhánh/công ty con, thương nhân đầu mối đăng ký cao hơn giá xăng dầu do liên Bộ Công thương - Tài Chính công bố khoảng 200 đồng/lít.

“Đối với thương nhân phân phối xăng dầu tại An Giang hiện có khoảng 6 trụ sở chính trên địa bàn (chiếm khoảng 38% thị phần) và khoảng 14 thương nhân phân phối ngoài tỉnh (chiếm khoảng 20% thị phần).

Tuy nhiên, họ phải thực hiện quy định về giá xăng dầu theo công văn số 2660 của Bộ Công thương”, ông Hùng xác nhận.

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, rau muống ở Hà Nội chạm 20.000 đồng/bó

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong những ngày qua, nhiều diện tích rau màu tại Hà Nội và các vùng lân cận bị ngập úng, nguồn cung ra thị trường khan hiếm, khiến giá rau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Duy ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN