Lý do gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ tăng giá

Động thái áp thuế và tạm dừng xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ đang khiến thị trường thế giới biến động mạnh. Chỉ trong vòng một tuần, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 30 USD/tấn. 

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - cho biết, việc Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo xuất khẩu và tạm dừng xuất khẩu gạo tấm đang khiến thị trường gạo trên thế giới biến động mạnh.

Trong những ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, khoảng hơn 30 USD/tấn so với hồi đầu tháng 9.

“Doanh nghiệp Việt Nam rất phấn khởi vì gạo xuất khẩu được giá. Gần đây, giá thu mua của doanh nghiệp đối với lúa, gạo của nông dân cũng khởi sắc dần”, ông Đôn nói.

Theo ông Đôn, trong vụ hè thu vừa qua, doanh nghiệp mua lượng lúa gạo dự trữ lớn nên đây là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều đối tác nước ngoài cũng đang chuyển hướng sang thị trường Việt Nam, Thái Lan…để thay thế nên doanh nghiệp kỳ vọng có nhiều đơn hàng mới.

Ông Đôn dự báo, từ nay đến cuối năm thị trường gạo trên thế giới có thể còn tăng thêm.

Theo các doanh nghiệp, giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới đang tăng nhanh và có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Theo các doanh nghiệp, giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới đang tăng nhanh và có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, ngày 15/9, giá gạo 5% tấm Việt Nam được chào bán ở mức 410 USD/tấn, tăng khoảng 20 USD so tuần trước.

Theo ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, từ trước đến nay, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ còn lớn hơn cả Việt Nam và Thái Lan cộng lại. Do đó, sự giảm sút số lượng gạo xuất khẩu từ quốc gia này sẽ làm tăng áp lực lên giá lương thực trên thế giới vốn đang ở mức cao do chịu áp lực từ hạn hán và ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraina.

Ông Bình đánh giá, việc Ấn Độ tạm dừng xuất khẩu gạo đang đẩy giá gạo trên thế giới tăng mạnh. Tuy nhiên, về mặt đơn hàng, Việt Nam có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều. Bởi thị trường gạo của Ấn Độ chủ yếu là châu Phi, trong khi chi phí vận chuyển từ Việt Nam đi các thị trường này đang rất cao. "Hiện các doanh nghiệp cũng chưa vội vàng ký hợp đồng mới vì đang nghe ngóng thêm tình hình thị trường", vị này thông tin.

Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - cho rằng, lâu nay gạo Việt Nam luôn bị cạnh tranh với gạo Ấn Độ và Thái Lan về giá.

Trước đây, Ấn Độ xuất khẩu khoảng 8-9 triệu tấn gạo/năm, nhưng trong vài năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng lên gấp đôi và đạt mức hơn 21 triệu tấn (năm 2021), điều này khiến giá gạo xuất khẩu trên thị trường bị giảm xuống.

“Mới đây, Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau thảo luận giải pháp để nâng giá gạo lên, giúp người nông dân có được lợi nhuận. Do đó, động thái áp thuế 20% đối với gạo xuất khẩu của Ấn Độ có thể là cơ hội cho gạo Việt Nam, Thái Lan”, ông Nam nói và cho rằng, trong thời gian tới giá gạo có thể tăng thêm, nông dân có thể phấn khởi sản xuất trong vụ đông xuân 2023.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2022, VFA đặt mục tiêu xuất khẩu 6,3 - 6,5 triệu tấn gạo (khoảng hơn 3 tỷ USD); 8 tháng đầu năm đã xuất khẩu hơn 4,7 triệu tấn gạo. Với đà xuất khẩu 600.000 tấn/tháng, khả năng xuất khẩu gạo năm nay sẽ đạt và vượt kế hoạch.

Nguồn: [Link nguồn]

Trái cây Trung Quốc ồ ạt đổ về chợ đầu mối, giá rẻ không ngờ

Trái cây Trung Quốc đang rộ mùa, ồ ạt đổ về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP HCM). Giá nho mẫu đơn chỉ 80.000 đồng/kg, lựu đỏ 22.000 đồng/kg

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Hưng ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN